Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tự chế rượu thuốc tẩm bổ, người đàn ông "suýt chết" vì uống nhầm "độc dược"

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Tự làm rượu thuốc tẩm bổ, người đàn ông bất ngờ "trúng độc" như trong "Thần điêu đại hiệp", suýt trả giá bằng cả tính mạng.

Theo thông tin từ Saostar, một người đàn ông 60 tuổi sống tại huyện Hoài An, tỉnh Giang Tô, đã phải nhập viện khẩn cấp sau khi sử dụng rượu ngâm hoa cà độc dược (tên khoa học Datura stramonium) với mục đích cải thiện sức khỏe theo một bài thuốc dân gian. 

Nạn nhân được xác định là ông Đỗ, cư trú tại Hoài An. Với mong muốn cải thiện thể trạng, ông đã nghe theo lời truyền miệng, dùng hoa và lá của cây cà độc dược nghiền nát, ngâm với rượu trắng rồi niêm phong bảo quản. 

Khoảng hai tuần sau khi ngâm, ông Đỗ đã uống khoảng 150 ml loại rượu này và nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng bất thường như ảo giác, nói nhảm, nhảy múa, đồng tử giãn, rối loạn nhịp tim, tức ngực và khó thở. Gia đình đã đưa ông đến bệnh viện địa phương.

Do thời gian từ lúc uống rượu đến khi nhập viện đã hơn 10 giờ, ông Đỗ được chuyển vào khu hồi sức tích cực (ICU) để theo dõi và điều trị giải độc. Sau khi được can thiệp kịp thời, tình trạng sức khỏe của ông đã ổn định và ông được xuất viện.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu tại bệnh viện cho thấy sự hiện diện của atropine, một chất độc thần kinh mạnh có trong cà độc dược. Cà độc dược là loài thực vật thuộc họ Cà, chứa nhiều hợp chất alkaloid độc hại như atropine, scopolamine và hyoscyamine, có thể gây ảo giác, lú lẫn, co giật, thậm chí tử vong nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều.

Tự chế rượu thuốc tẩm bổ, người đàn ông "suýt chết" vì uống nhầm "độc dược".

Trường hợp ngộ độc của ông Đỗ không chỉ khiến người dân địa phương hoang mang mà còn khiến cư dân mạng liên tưởng đến chi tiết trong tiểu thuyết võ hiệp "Thần điêu đại hiệp" của nhà văn Kim Dung. Trong truyện, nhân vật Dương Quá từng bị trúng "tình hoa độc", một loại độc dược chế từ loài cây Mandragora – cũng thuộc nhóm thực vật có chứa độc tính tương tự.

Dù vậy, theo các chuyên gia, cà độc dược và mandragora là hai loài khác nhau, nhưng đều có khả năng gây ra những triệu chứng nguy hiểm tương đồng do chứa các chất độc alkaloid.

Hiện các cơ quan chức năng địa phương đang tiếp tục điều tra vụ việc. Các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng các loại rượu thuốc dân gian không rõ thành phần, vốn còn phổ biến ở nhiều vùng nông thôn.

Cà độc dược là gì?

Theo Sức khỏe và Đời sống, cà độc dược còn có tên gọi là mạn đà la (hoa trắng); cà điên, cà lục dược (Tày); sùa tũa (Mèo); hìa kia piếu (Dao). Tên khoa học: Datura metel, thuộc họ Cà (Solanaceae).

Trong cây (ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều alcanoid (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu là scopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin... với số lượng không đáng kể.

Tác dụng dược lý chủ yếu là do các alcanoid làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, nó là một trong 50 vị thuốc cơ bản, với tên gọi Dương kim hoa.

Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, gây tê dại có khi phát điên (nên gọi là cà điên), qui kinh vào tâm, phế, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị thuốc ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe.

Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu thuốc để hút (chữa ho, hạ cơn hen suyễn, mỗi ngày dùng 1-1,5g dược liệu khô), dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn để dùng dần.

Cà độc dược còn có tên gọi là mạn đà la (hoa trắng); cà điên, cà lục dược (Tày); sùa tũa (Mèo); hìa kia piếu (Dao).

Cà độc dược gây ngộ độc như thế nào?

Cà độc dược có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý là nhờ một số alcaloid như atropin và hydoxin nhưng cũng chính thành phần alcaloid này có thể gây ngộ độc. Cả atropin và hydoxin đều thuộc nhóm độc bảng A. Vì vậy, nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến người sử dụng bị ngộ độc, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

- Liều độc atropin tác động lên não làm tăng hô hấp, sốt, ức chế thần kinh trung ương và tê liệt.

- Hyoxin ở liều độc có thể ức chế thần kinh

Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc cà độc dược

Thành phần alcaloid có khả năng hủy phó giao cảm, tạo ảo giác mạnh, mê sảng, hoang mang, khiến con người không thể phân biệt được thực tế và tưởng tượng.

Triệu chứng ngộ độc cà độc dược phụ thuộc nhiều vào liều lượng sử dụng, liều thấp có biểu hiện nhẹ như hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi và nhịp chậm. Khi dùng cà độc dược ở liều cao, đặc biệt là hoa và lá có thể dẫn đến giãn đồng tử, da khô nóng đỏ, mê sảng kéo dài, mất trí nhớ, thậm chí tử vong.

Khi bị ngộ độc cà độc dược, cần chú ý tới việc điều trị hỗ trợ (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh...), dùng các biện pháp hạn chế hấp thu, tăng thải trừ như gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt kết hợp với thuốc nhuận tràng, tăng cường bài niệu.

Khi phát hiện bị ngộ độc cà độc dược, mọi người nên đưa người bệnh đến bệnh viện nhanh nhất có thể để được bác sĩ xử lý kịp thời.

Tin nổi bật