Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn lẩu liên tục 4 tháng, cô gái nhập viện với máu "vàng như kem" khiến bác sĩ "sốc nặng"

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Chỉ vì thói quen ăn lẩu liên tục 4 tháng, cô gái phải đối mặt với tình trạng sức khỏe đáng báo động khi máu trở nên đặc quánh, vàng như kem.

Theo VTC News, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, người phụ nữ 31 tuổi họ Vương ở Trịnh Châu, Hà Nam cao 161cm, nặng 76kg (chỉ số này được coi là béo phì). Trong 4 tháng liên tiếp kể từ đầu năm nay, cô liên tục ăn lẩu hoặc đồ nướng hằng ngày, ngoài ra mỗi ngày uống ít nhất một cốc trà sữa.

Không chỉ ăn uống cực kỳ nhiều dầu mỡ và đường, cô Vương còn có lịch trình làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn trong thời gian dài, đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược hoàn toàn nhịp điệu ngày và đêm.

Trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, các nhân viên y tế đã vô cùng cảnh giác khi phát hiện máu lấy ra từ cô Vương có màu trắng vàng, kết cấu sền sệt như kem – hiện tượng thường được gọi là "máu kem" do lượng mỡ trong máu quá cao.

Máu lấy ra từ cô Vương có màu trắng vàng, kết cấu sền sệt như kem. Ảnh: Weibo.

Kết quả xét nghiệm sau đó xác nhận chỉ số lipid máu của cô Vương bất thường nghiêm trọng, đặc biệt mức triglyceride vượt ngưỡng tiêu chuẩn tới 45 lần. Các bác sĩ cảnh báo tình trạng tăng lipid máu nặng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc mạch máu não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong đột ngột không báo trước.

Theo phân tích của bác sĩ, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng của cô Vương là do chế độ ăn giàu dầu, đường và calo kéo dài. Đồng thời, lịch trình sinh hoạt đảo lộn đã gây ra mất cân bằng chuyển hóa nghiêm trọng trong cơ thể.

Các bác sĩ lâm sàng nhấn mạnh, việc tiêu thụ lẩu, đồ nướng và thực phẩm nhiều dầu mỡ hàng ngày trong thời gian dài, đặc biệt khi kết hợp với trà sữa hàm lượng đường cao và thói quen thức khuya, rất dễ gây rối loạn nội tiết, chuyển hóa lipid bất thường, quá tải cho gan và cuối cùng dẫn đến tăng lipid máu nặng cùng hội chứng chuyển hóa.

May mắn thay, sau khi được can thiệp và điều trị kịp thời, các chỉ số sức khỏe của cô Vương đã cải thiện rõ rệt, chỉ số lipid máu đang dần trở lại ngưỡng bình thường.

Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng những trường hợp tương tự như cô Vương không phải là hiếm gặp ở giới trẻ thành thị, đặc biệt là những người có thói quen thức khuya, dậy muộn và phụ thuộc vào đồ ăn mua sẵn.

Một trường hợp tương tự cũng xảy ra vào năm 2024 khi anh Trương, 30 tuổi, tại Trung Quốc. Anh Trương có tiền sử thích ăn thịt từ nhỏ nên cơ thể vốn đã to béo. Trong các phiếu khám sức khỏe hàng năm, các vấn đề về cân nặng, huyết áp, dung nạp glucose và lipid máu bất thường luôn được bác sĩ cảnh báo.

Nhận thức được tình trạng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng, anh Trương bắt đầu lo sợ. Dưới sự khuyên bảo của gia đình, anh dần thay đổi thói quen ăn thịt và cân nặng bắt đầu giảm từ từ.

Tuy nhiên, sau một thời gian kiêng khem, anh Trương cảm thấy chán nản và tìm đến sô cô la cùng kẹo như một giải pháp thay thế. Sự tiện lợi, mùi vị hấp dẫn và khả năng kích thích tiết dopamine mang lại cảm giác sảng khoái đã khiến anh duy trì thói quen này.

Huyết tương của anh Trương được rút ra có màu trắng đục và nhờn như "mỡ lợn". Ảnh:  QQ, The Healthy.

Cứ vậy thói quen này kéo dài tới cuối tháng 3/2024, anh Trương đột nhiên nhận thấy vùng bụng trên đau dữ dội, một lúc sau, anh đau đến đổ mồ hôi đầm đìa và không thể đứng yên được nữa, khi sờ vào thì phát hiện toàn bộ dạ dày của mình cứng như tấm thép. Lúc này, gia đình vội đưa anh đi cấp cứu.

Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện amylase trong máu của bệnh nhân (S-Amy) cao tới 1243 U/L và chất béo trung tính (TG) cao tới 54,22 mmol/L (giá trị bình thường là 0,45-1,69mmol/ L). Huyết tương của anh Trương được rút ra có màu trắng đục và nhờn như "mỡ lợn" (màu huyết tương bình thường phải có màu vàng nhạt, trong suốt); CT bụng cho thấy tuyến tụy bị viêm cấp tính nên bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào khoa Ngoại tổng hợp để điều trị nội trú, theo Phụ nữ mới.

Dù đã được điều trị tích cực, cơn đau bụng của anh Trương vẫn không thuyên giảm sau một ngày, cơ thể mệt mỏi, khó thở, chân tay tê cứng. Kết quả kiểm tra cho thấy anh bị nhiễm toan nặng, viêm nội tạng và rối loạn môi trường nội mô gây suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy thận.

Đối mặt với tình trạng tăng huyết áp trong ổ bụng, các bác sĩ đã kết hợp điều trị bằng y học hiện đại với các phương pháp y học cổ truyền như sắc thuốc, thụt tháo, chườm nóng. Nhờ sự can thiệp kịp thời và phối hợp nhiều phương pháp, tình trạng của anh Trương dần cải thiện bụng mềm hơn, đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, anh có thể cử động bình thường và các chỉ số đều tiến triển tốt. Sau khi tập phục hồi chức năng, anh đã được rút ống nội khí quản thành công.

Tin nổi bật