Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ 15/10 lương giáo viên trung cấp, cao đẳng được chia thành 5 bậc, cao nhất là 14,4 triệu đồng/tháng

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Ngày 15/10, Thông tư 07 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức có hiệu lực. Theo đó lương giáo viên các trung tâm dạy nghề, trung cấp, cao đẳng được chia thành 5 bậc, với mức từ 3,3 - 14,4 triệu đồng/tháng.

Theo VTC News, Thông tư 07 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương; tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; nội dung, hình thức và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập (gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Viên chức là nhà giáo giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập áp dụng các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuyển xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thông tư này không áp dụng đối với viên chức là nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà giáo giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp ở các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Theo đó, viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Từ 15/10 lương giáo viên các trung tâm dạy nghề, trung cấp, cao đẳng được chia thành 5 bậc, cao nhất là 14,4 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa.

Cụ thể, giáo viên các trường này được xếp theo 5 bậc, gồm: B, A0, A1, A2, A3 của hệ số lương viên chức, tương đương mức lương từ 3,3 - 14,4 triệu đồng/người/tháng.

Cụ thể, giáo viên xếp bậc B (mã V.09.02.09) hưởng hệ số lương 1,86 - 4,06 (tương đương mức lương từ 3,3 - 7,3 triệu đồng/người/tháng).

Giảng viên dạy thực hành bậc A0 (mã V.09.02.04 và V.09.02.08) được hệ số lương 2,1 - 4,89 (tương đương mức lương từ 3,78 - 8,8 triệu đồng/tháng).

Giảng viên dạy lý thuyết, thực hành bậc A1 (mã V.09.02.03 và V.09.02.07) hưởng hệ số lương 2,34 - 4,98 (tương đương lương từ 4,2 - 8,9 triệu đồng/tháng).

Giảng viên chính bậc A2 (mã V.09.02.02 và V.09.02.06) hưởng hệ số lương 4,4 - 6,78 (tương đương lương từ 7,9 - 12,2 triệu đồng/tháng).

Giáo viên cao cấp bậc A3 nhóm 2 (mã V.09.02.05) được áp dụng hệ số lương 5,75 - 7,55 (tương đương mức lương từ 10,3 - 13,5 triệu đồng/tháng).

Giảng viên cao cấp bậc A3 nhóm 1 (mã V.09.02.01) được áp dụng hệ số lương 6,2 – 8 (tương đương mức lương 11,1 - 14,4 triệu đồng/tháng).

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6/2023, cả nước có 1.888 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 397 trường cao đẳng, 433 trường trung cấp và 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập là 683 (chiếm 36,2% tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp). 

Nửa đầu năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ước tuyển sinh được hơn 1,05 triệu người (đạt 46% kế hoạch năm 2023), trong đó, tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp được khoảng 220.000 người và trình độ sơ cấp, các chương trình đào tạo nghề khác là khoảng 835.000 người, thông tin từ Tạp chí Kinh tế Việt Nam.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật