Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trường PTDT Bán trú Tiểu Học Ẳng Tở: Thiếu thốn cơ ở vật chất gây khó khăn việc tổ chức học bán trú

  • Hà Tám
(DS&PL) -

Tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học ở vùng cao đã và đang mang lại hiệu quả như: chất lượng dạy học được nâng cao, giảm thiểu rõ rệt tình trạng vắng học, bỏ học.

Tuy vậy, do cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng đã làm “khó” cho các trường trong việc bố trí chỗ ăn nghỉ cho học sinh. Tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng cơ sở vật chất ngành giáo dục vô cùng khó khăn. Huyện Mường Ảng là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Điện Biên và cả nước. 

Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Tiểu Học Ẳng Tở là một trong những trường cơ sở vật chất thiếu thốn và khó khăn của huyện Mường Ảng. Trường thiếu phòng học nên phải tiến hành ghép lớp, dẫn đến số lượng học sinh/ lớp đông không thể nâng cao chất lượng dạy học; đội ngũ giáo viên của nhà trường còn thiếu. Đồng lương cơ bản của giáo viên còn thấp, đời sống vật chất của giáo viên gặp vô vàn khó khăn.

 

Trong năm học 2023-2024 vừa qua - Duy trì sĩ số: 290/290 đạt 100% trong đó có 06 học sinh học hòa nhập. Nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương tiến hành điều tra phổ cập, huy động hết số trẻ trong độ tuổi đến trường, đạt 100% kế hoạch giao và nhà trường đã tiếp nhận 45 học sinh ở các xã lận cận đến học nhờ.

Nhà trường triển khai, thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và phong trào, trọng tâm là 4 cuộc vận động chính:

- Cuộc vận động: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Cuộc vận động thực hiện tốt phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy học.

- Cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung.

- Cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"

Thực hiện linh hoạt, hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

Các cuộc vận động, phong trào được CBGV và học sinh toàn trường nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó đã tạo được không khí sôi nổi, đoàn kết, mọi thành viên tự giác tích cực đóng góp sức lực và trí tuệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học bằng cách tổ chức bồi dưỡng chuyên đề vòng tổ, vòng trường, vòng cụm; tăng cường đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn tổ, khối, tổ chức cho giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp giúp giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, từ đó thầy, cô giúp học sinh đổi mới phương pháp học bằng cách tự nghiên cứu, khám phá và chiếm lĩnh tri thức theo hướng tích cực. Do đó các tiết dạy của thầy, cô giáo đã đạt được mục tiêu: “Nhẹ nhàng - tự nhiên- chất lượng - hiệu quả”. Giúp các em mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia học tập một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

 

Tổ chức tốt phong trào nền nếp rèn luyện thể chất cho CBGV và học sinh như: Thể dục hát múa đầu giờ, giữa giờ, Hoạt động trải nghiệm; Thi tìm hiểu về Đảng Bác Hồ kính yêu, thi tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ, phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước, phòng chống tai nạn thương tích, Tổ chức nấu ăn bán trú khoa học, hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên Cơ sở vật chất của nhà trường còn rất khó khăn nhiều phòng học, phòng nội trú phòng công vụ giáo viên, công trình vệ sinh..... vẫn còn là phòng tạm (tranh , nứa, lá). Nhiều điểm trường ở các thôn, bản quá xa trung tâm xã đường giao thông đi lại chứa có phải chủ yếu là đường mòn do nhân dân tự mở tự làm; các chương trình đầu tư của nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhân dân trên địa bàn xã. 

Cô Hòa Hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Tiểu Học Ẳng là một người cô tâm huyết với ngành giáo dục. Cô Hoà rất trăn trở làm sao để Tiếp tục tham mưu với Phòng GD&ĐT xây dựng CSVC, trang thiết bị và đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa - hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Những nỗ lực của giáo viên cũng như học sinh ở các trường và chính quyền địa phương cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, vẫn rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành trong việc tạo điều kiện bổ sung cơ sở vật chất, cơ chế hỗ trợ kịp thời để góp phần thay đổi, phát triển giáo dục vùng cao. Hơn nữa sẽ giảm bớt sự thiệt thòi mà giáo viên, học sinh đang còn gặp phải để giúp giáo viên thêm yêu nghề, học sinh thêm yêu trường yêu lớp./.

Tin nổi bật