Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trước vụ cắt kênh đột ngột gây lùm xùm dư luận, VTVcab làm ăn ra sao?

(DS&PL) -

Tính đến cuối quý III/2017, nợ phải trả của VTVcab vào khoảng 2.026 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn.

Tính đến cuối quý III/2017, nợ phải trả của VTVcab vào khoảng 2.026 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn.

Từ ngày 1/4, trên hệ thống truyền hình VTVcab dừng cung cấp 22 kênh truyền hình nước ngoài yêu thích và thân thuộc như HBO, Max by HBO, Disney, Cartoon Network, FoxSports.... Thay vào đó, VTVcab đưa vào những kênh mà phía đơn vị cho rằng có nội dung và chất lượng tương tự. Điều khiến người sử dụng dịch vụ bức xúc và gây nhiều phản ứng tiêu cực trong dư luận.

Được biết, VTVcab vốn là một trong hai đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền lớn nhất Việt Nam, thị phần chỉ đứng sau SCTV.

Dù được thành lập chưa lâu (vào năm 2012) nhưng tiền thân của VTVCab chính là Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp (VCTV) đã tham gia ngành truyền hình trả tiền Việt Nam từ năm 1995.

VTVcab vốn là một trong hai đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền lớn nhất Việt Nam, thị phần chỉ đứng sau SCTV. Ảnh minh họa

Với nguồn lực lớn từ Đài Truyền hình Việt Nam, VTVcab cùng với SCTV xác lập vị thế vượt trội so với các DN cùng ngành nhờ lợi thế vừa sản xuất nội dung vừa bán thuê bao. Từ phát triển hệ thống truyền hình cáp, VTVcab đến nay đã cung cấp truyền hình số vệ tinh và mới đây nhất là dịch vụ truyền hình trực tuyến và hiện đang phát sóng 200 kênh truyền hình, trong đó có 70 kênh truyền hình HD.

Trên lĩnh vực truyền hình trả tiền, VTVCab đang có thị phần thứ 2 tại Việt Nam, tương đương với 24% thị phần. Số lượng đăng ký VTVCab lên tới vài triệu thuê bao.

Nhờ lợi thế phủ sóng khắp cả nước, số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ của VTVcab, bao gồm cả Analog, HD new, full HD,...doanh thu hợp nhất từ dịch vụ truyền hình (cáp, internet, HD, K+) của VTVcab tăng mạnh qua các năm. Hơn 2,5 triệu thuê bao hàng tháng đã đem về cho VTVcab khoản tiền từ 1.331 tỷ đồng vào năm 2014, sau đó tăng dần, đạt 1.427 tỷ đồng vào năm 2016.

Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2017, con số trên là hơn 1.000 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền thu từ quảng cáo, bản quyền, truyền dẫn, XHH, duy trì từ 430 tỷ đến hơn 600 tỷ mỗi năm. Trong giai đoạn 2014 – 2016, lợi nhuận hợp nhất của VTVcab cũng được giữ ổn định từ 80-90 tỷ đồng.

Trong BCTC hợp nhất năm 2016, đơn vị kiểm toán PWC phần nào tỏ ra lo ngại về khả năng thanh khoản của công ty. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban lãnh đạo, Tổng Công ty và các công ty con vẫn có khả năng duy trì thanh toán các khoản công nợ khi đến hạn bằng dòng tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn vốn khác trong đó có các khoản vay ngân hàng”.

Một điểm đáng chú ý khác trong hoạt động kinh doanh của VTVCab là dù sở hữu doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ ở mức vài chục tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2016, công ty mẹ VTVcab ghi nhận 2.056 tỉ doanh thu thuần nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 68,5 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng trưởng 11,3% và 5% so với năm 2015 bởi trong năm này, doanh thu thuần của VTVCab chỉ đạt 1.838 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 65,4 tỷ đồng.

Hai con số này trong năm 2014 lần lượt là 1.755 tỷ đồng doanh thu thuần và 61 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Ngày 17/4 sắp tới, sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần lần đầu của VTVcab. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Theo lý giải của VTVCab, tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu qua các năm 2014, 2015, 2016 và quý III/2017 lần lượt là 95,22%, 95,68%, 96,04% và 86,66%. Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, bình quân khoảng 70,14% so với tổng doanh thu.

Tính đến cuối quý III/2017, nợ phải trả của VTVcab vào khoảng 2.026 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ ngắn hạn là 1.246,8 tỷ đồng, vượt quá tài sản ngắn hạn gần 300 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán PWC cũng từng lo ngại về khả năng thanh khoản của VTVCab.

Được biết, ngày 17/4 tới đây, VTVCab sẽ chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) hơn 42,2 triệu cổ phần, tương đương 47,84% vốn điều lệ sau cổ phần hóa với mức giá khởi điểm 140.900 đồng/cổ phần.

Theo phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của công ty sau cổ phần hóa là 884 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, tương đương 45.081.076 cổ phần. Còn 1.026.300 cổ phần, tương đương 1,16% vốn điều lệ dành để bán cho cán bộ công nhân viên và 42.292.624 cổ phần, tương đương 47,84% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư qua HNX.

Dự kiến phiên đấu giá thành công có thể đem về cho VTV xấp xỉ 6.000 tỷ đồng.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật