Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc triệt phá đường dây làm vaccine COVID-19 giả bằng nước muối

(DS&PL) -

Cảnh sát phát hiện các đối tượng đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ bằng cách dùng nước muối sinh lý để làm giả vaccine COVID-19.

Cảnh sát phát hiện các đối tượng đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ bằng cách dùng nước muối sinh lý để làm giả vaccine COVID-19.

Một trung tâm tiêm chủng ở Bắc Kinh. Ảnh: Getty

Mới đây, cảnh sát Trung Quốc đã đột kích vào các cơ sở sản xuất và buôn bán vaccine ngừa COVID-19 giả, tại Bắc Kinh cũng như hai tỉnh miền Đông bao gồm Giang Tô và Sơn Đông, bắt giữ trên 80 đối tượng và thu giữ khoảng 3.000 ống tiêm chứa đầy nước muối.

Các lực lượng chức năng cho biết đường dây này đã hoạt động được nhiều tháng.

Nhiệm vụ truy quét lần này của lực lượng chức năng là một phần trong nỗ lực của Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc nhằm giải quyết dứt điểm các “hành vi phạm tội lừa đảo dược phẩm giả dạng vaccine”.

Các băng nhóm tội phạm được cho là đã thu được “nguồn lợi lớn” chỉ bằng việc bán các liều nước muối với giá thành cắt cổ.

Trung Quốc đang tổ chức tiêm chủng đại trà cho người dân bằng vaccine Covid-19 từ hai công ty nội địa là Sinovac và Sinopharm. Hai loại vaccine này cũng đang được phân phối tại nhiều nước khác, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Indonesia.

Cả hai công ty ban đầu cho biết vaccine của họ đạt hiệu quả hơn 78%, nhưng các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của ứng viên vaccien Sinovac tại Brazil chỉ cho hiệu quả 50,38%.

Còn Sinopharm cho biết sản phẩm của họ đạt hiệu quả 79,34% trong các thử nghiệm.

Được biết, Bắc Kinh đã chính thức tiêm cho các đối tượng trọng điểm kể từ ngày 1/1/2021. Tính đến hết ngày 16/1, hơn 1,7 triệu người tại đây đã hoàn thành mũi tiêm thứ nhất. Mũi thứ hai sẽ bắt đầu sau đó từ 2 đến 4 tuần.  

Theo thông báo của quận Thông Châu, Bắc Kinh, sẽ có 2 đợt tiêm dành cho người dân vào giữa tháng 2 và đầu tháng 4. Những người trên 60 tuổi sẽ tiêm sau.

Ông Phong Đa Giai, Chủ tịch Hiệp hội vaccine Trung Quốc nhận định, chỉ khi nào tiêm phòng được cho khoảng 85% người dân, nước này mới hình thành nên “bức bình phong miễn dịch” vững chắc, tức miễn dịch cộng đồng, trong khi điều này phụ thuộc vào thời gian và số lượng vaccine sẽ được cung ứng ra thị trường.

Mộc Miên (Theo New York Times) 

Tin nổi bật