Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc tăng mạnh đầu đạn hạt nhân, thúc đẩy hiện đại hóa quân sự

(DS&PL) -

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa các hệ thống vũ khí hạt nhân, gia tăng số lượng đầu đạn.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa các hệ thống vũ khí hạt nhân, gia tăng số lượng đầu đạn.

Tính đến tháng 1/2018, Trung Quốc có 280 đầu đạn hạt nhân, SIPRI ghi nhận trong một báo cáo thường niên. Trước đó, vào năm 2017, Trung Quốc có 270 đầu đạn. Tuy nhiên, SIPRI không cho biết cụ thể đầu đạn hạt nhân nào được Bắc Kinh triển khai hoặc tên lửa nằm ở những cơ sở quân sự nào. Thay vào đó, chúng được phân loại là "đầu đạn khác" - có nghĩa là chúng đang được lưu trữ hoặc đã được gỡ bỏ.

Trung Quốc tăng 10 đầu đạn hạt nhân trong vòng 1 năm. Ảnh: IBTimes

Trung Quốc là nước chi tiêu lớn thứ 2 thế giới về quân sự với số tiền lên đến 228 tỷ USD cho quốc phòng hồi năm 2017 - tăng 5,6% từ năm 2016. Đó là mức tăng chi tiêu quân sự thấp nhất kể từ năm 2010, nhưng phù hợp với tổng sản phẩm quốc nội và tình hình lạm phát.

Trong khi đó, Ấn Độ và Pakistan cũng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của họ và tăng tốc phát triển hệ thống phân phối tên lửa mới cho đất, biển và không khí, theo báo cáo. Cả hai quốc gia đã thêm khoảng 10 đầu đạn vào tháng 1/2018, với tổng số của Ấn Độ là 130 lên 140, và Pakistan ở mức 140 lên 150 đầu đạn.

"Bất chấp sự quan ngại của quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân được phản ánh trong kết luận Cấm vũ khí hạt nhân vào năm 2017, các chương trình hiện đại hóa vũ khí hủy diệt này vẫn đang được phát triển", nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho biết.

Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác đã giảm tổng số đầu đạn hoặc không thêm vào kho vũ khí của họ. Mỹ đã cắt giảm các đầu đạn hạt nhân xuống còn 6.480 từ tổng số 6.800 vào năm 2017, trong khi Nga đã giảm từ 7.000 xuống còn 6.850 trong năm 2018.

9 quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên hiện có khoảng 14.465 vũ khí hạt nhân.

SIPRI được thành lập ở Thụy Điển vào năm 1966, tiến hành nghiên cứu xung đột, vũ khí, kiểm soát vũ khí và giải trừ vũ khí.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật