Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc phát triển hiệu quả vaccine ngừa COVID-19 dạng hít

(DS&PL) -

Việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 dạng hít đơn giản hơn và không có phản ứng có hại tại chỗ như khi tiêm bắp tay.

Theo SCMP, hiện có 8 loại vaccine dạng hít hoặc xịt mũi trong tổng số hơn 100 loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau đang thử nghiệm lâm sàng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.

Chúng được thiết kế để đưa vaccine vào niêm mạc mũi và cổ họng, con đường chính khiến virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, rồi tạo ra miễn dịch.

Hôm 26/7 vừa qua, vaccine neocorona tái tổ hợp vectơ adenovirus (Ad5-nCoV) dạng hít và xịt do nhóm nghiên cứu của Viện sĩ Trần Vĩ thuộc Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc phát triển đã công bố dữ liệu nghiên cứu lâm sàng trên tạp chí học thuật quốc tế nổi tiếng "The Lancet - Bệnh truyền nhiễm".

Nhóm nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 dạng hít thuộc Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc. Ảnh: The Paper

Tờ The Paper cho biết, đây cũng là kết quả thử nghiệm lâm sàng được công bố công khai đầu tiên trên thế giới về khả năng miễn dịch niêm mạc của vaccine ngừa COVID-19.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tính an toàn của vaccine ngừa COVID-19 dạng hít là tốt và không có phản ứng có hại tại chỗ như đau nhức, sưng tấy khi tiêm bắp tay.

Một liều vaccine dạng hít chỉ bằng 1/5 liều tiêm bắp nhưng mức độ đáp ứng miễn dịch tế bào là tương đương nhau, đều có thể tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên The Lancent, Việc sử dụng vaccine dạng hít đơn giản, không gây đau đớn mà chỉ cần hít qua khí dung để có được bộ ba bảo vệ là "miễn dịch niêm mạc, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch".

Điều này giúp an toàn và thuận tiện hơn trong việc ngăn ngừa lây nhiễm và ngăn chặn sự lây lây của virus tại chính con đường mà nó xâm nhập vào cơ thể người, nhằm bảo vệ bản thân đồng thời cũng bảo vệ người khác.

Bên cạnh đó, vaccine dạng hít yêu cầu liều lượng thấp hơn so với vaccine dạng tiêm, từ đó giúp việc sản xuất và cung ứng vaccine với số lượng lớn trở nên dễ dàng hơn.

Một tình nguyện viên thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 dạng hít. Ảnh: The Paper

Thử nghiệm lâm sàng của vaccine dạng hít Ad5-nCoV đã được đưa ra tại Vũ Hán vào tháng 9/2020 và được đồng tổ chức bởi Học viện Khoa học Quân y và bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán.

Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ hai hiện đang được tiến hành một cách có trật tự. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ chạy đua với thời gian để có thể xin cấp quyền sử dụng khẩn cấp với vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt này.

Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng COVID-19 mới khi "ổ dịch" bùng phát tại thành phố Nam Kinh đã lan rộng ra hơn 20 tỉnh, thành phố của nước này.

Giới chức Trung Quốc ngày 3/8 báo cáo thêm 90 ca nhiễm mới COVID-19 (61 ca cộng đồng) trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 93.193.

Hoa Vũ (Theo The Paper)

Tin nổi bật