Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trump gặp khó khi điều hành nước Mỹ như doanh nghiệp

(DS&PL) -

Ba tuần sau khi nhậm chức, có lẽ tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dần nhận ra rằng, việc quản lý nước Mỹ không hề giống như cái cách ông lãnh đạo một doanh nghiệp.

Ba tuần sau khi nhậm chức, có lẽ tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dần nhận ra rằng, việc quản lý nước Mỹ không hề giống như cái cách ông lãnh đạo một doanh nghiệp.

Donald Trump đã trải qua 3 tuần đầu tiên trong Nhà Trắng đã đề với một số sự kiện gây hỗn loạn. Vị tân Tổng thống bị cho là ít kinh nghiệm chính trị nhất trong lịch sử Mỹ dường như đang bị lệ thuộc nhiều vào mạng xã hội. Ông đang rất thoải mái trong việc thể hiện “hỉ, nộ, ái, ố” lên Twitter, Facebook.

Khi một thẩm phán ra quyết định đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cư mà ông ban bố, ông Trump đã nói những lời chỉ trích gay gắt. Và khi, tòa phúc thẩm khu vực 9 tiếp tục duy trì việc đình chỉ, Donald Trump đã lên Twitter: “Chúng ta sẽ gặp nhau ở tòa”.

Thế nhưng, không phải Twitter, theo các nhà phân tích, vấn đề lớn nhất cũng như bài học quan trọng nhất mà ông Trump nên nhận thức được là ông không thể vận hành chính phủ như một doanh nghiệp.

Điều khiến ông Trump vui vẻ khi ngồi ở bàn làm việc tại Phòng Bầu dục có lẽ là rèm cửa vàng mới phía sau và chân dung của vị cựu Tổng thống theo chủ nghĩa dân túy Andrew Jackson. Tại không gian đó, ông đã đặt bút ký những sắc lệnh mà ông từng hứa trong suốt chiến dịch tranh cử: hủy bỏ Obamacare, xây dựng bức tường dọc theo biên giới với Mexico.

Donald Trump cũng cấm người dân từ 7 quốc gia Hồi giáo chiếm đa số đến Mỹ - một quyết định là nguồn gốc cho nhiều tranh cãi và hàng loạt các cuộc biểu tình.

Ông Trump đang lãnh đạo nước Mỹ như một doanh nghiệp. Ảnh: Independent

Không thể phủ nhận, điểm mạnh của ông Trump là hình ảnh của ông được xây dựng có chủ đích và chắc chắn bản thân ông là một tài giỏi. Thế nhưng, giống như một giám đốc điều hành, ông sa thải những người hỗ trợ nếu những người đó có quan điểm trái ngược.

Thực ra, đó là cách làm việc của một người lãnh đạo trong các công ty Mỹ, nhưng không phải trong chính phủ - một bộ máy chia Hiến pháp thành 3 nhánh bằng nhau, với hệ thống hiệu chuẩn nhằm đảm bảo

Người Mỹ không nên đổ lỗi cho Tổng thống của họ chỉ vì ông Trump đã tức giận với các cơ quan tư pháp. Nhiều Tổng thống đã cảm thấy như vậy. Quay trở lại những năm 1930, Franklin D. Roosevelt cũng từng đe dọa sẽ đóng cửa Tòa án tối cao vì vị thẩm phán đã ngăn cản các sáng kiến ​​cải cách của ông.

Gần đây hơn Barack Obama, một Tổng thống có hình ảnh văn minh tao nhã cũng đã giận dữ với quyết định của tòa án năm 2010 về vấn đề kinh phí cho chiến dịch tranh cử.

Quay trở lại vụ sắc lệnh cấm nhập cư, có lẽ dù lựa chọn thế nào thì ông Trump vẫn sẽ “lao đao”. Mặc dù không vi phạm Hiến pháp Mỹ xong rất khó để ông dùng quyền lực của mình thay đổi phán quyết của tòa. Cho dù đưa ra một sắc lệnh mới với những điều chỉnh, tòa Mỹ vẫn có thể ra quyết định tương tự.

Đến lúc này, có lẽ, những điều ông Trump nên rút ra là: hạn chế phát ngôn trên mạng xã hội, bình tĩnh, khiêm tốn trong mọi tình huống và quan trọng nhất là không được phép lãnh đạo nước Mỹ như một doanh nghiệp.

(Theo Independent)

Tin nổi bật