Trái với vẻ ngoài chân chất của đệ tử Phật môn trên phim ảnh, trụ trì Thích Vĩnh Tín của Thiếu Lâm Tự ngoài đời lại vô cùng sang trọng với những món đồ xa xỉ đắt tiền.
Trụ trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín. |
Trong đa số các bộ phim truyền hình hay tác phẩm văn học Trung Quốc, các đệ tử Phật giáo thường xuất hiện với hình ảnh mộc mạc, quần áo sơ sài và sống theo lối tu thiền khổ hạnh.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh chân chất đó, trụ trì Thích Vĩnh Tín của Thiếu Lâm Tự (núi Tung Sơn, tỉnh Hà Nam Trung Quốc), lại vô cùng sang trọng với khối tài sản khổng lồ cùng những món đồ xa xỉ đắt tiền.
Tờ Sohu tiết lộ, chỉ riêng sợi kim tuyến trên chiếc áo cà sa của Thích Vĩnh Tín đã có giá 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng) và đẩy chỉ là "phần nổi của tảng băng" trong số trang phục mà ông mang trên người.
Trụ trì Thích Vĩnh Tín tên thường ngày là Lưu Ứng Thành, người Phụ Dương (tỉnh An Huy, Trung Quốc). Sinh ra trong một gia đình Phật giáo, Thích Vĩnh Tín từ nhỏ đã đam mê phật pháp và võ học Thiếu Lâm.
Ngoài ra, hoàn cảnh gia đình của Thích Vĩnh Tín không mấy dư dả. Thời kỳ đó, việc cạo đầu đi tu như là phương sách cuối cùng đối với mỗi người để được no bụng hằng ngày. Do đó, bất chấp sự phản đối của gia đình, Thích Vĩnh Tín khi 16 tuổi đã bỏ nhà ra đi và tìm đến Thiếu Lâm Tự. Dưới sự dạy dỗ của sư phụ Hành Chính, Thích Vĩnh Tín chuyên tâm luyện võ tu thiền.
Trụ trì Thích Vĩnh Tín tập trung vào việc thương mại hóa và đánh bóng tên tuổi của Thiếu Lâm Tự. |
Năm 1982, thành công vang dội của bộ phim "Thiếu Lâm Tự" của Lý Liên Kiệt đã giúp ngôi chùa này nổi tiếng trở lại, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới. Thành công này cũng chính là bước ngoặt phát triển của Thiếu Lâm Tự.
Nhận thấy cơ hội quảng bá hình ảnh và phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã trao quyền quản lý và điều hành Thiều Lâm Tự cho các đại sư trong chùa.
Năm 1984, sau khi trụ trì Hành Chính viên tịnh, Thích Vĩnh Tín nắm hoàn toàn quyền điều hành quản lý Thiếu Lâm Tự. Dưới bàn tay của ông, Thiếu Lâm Tự hoàn toàn được thương mại hóa và phát triển nhanh chóng. Cho đến năm 1999, Thích Vĩnh Tín chính thức trở thành tân phương trượng cũng là lúc Thiếu Lâm Tự hoàn thành cuộc tái thiết lịch sử.
Thích Vĩnh Tín không còn chuyên tâm tu thiền mà ông tham gia nhiều vào hoạt động thương mại, đánh bóng tên tuổi Thiếu Lâm Tự. Ông thường xuyên giao lưu chụp ảnh với các nghệ sĩ nổi tiếng, tích cực góp mặt vào các hoạt động giải trí có lợi nhuận.
Việc thương mại hóa Thiếu Lâm Tự trở thành chủ đề tranh cãi của dư luận. Người ta bắt đầu gọi trụ trì Thích Vĩnh Tín là "CEO Thiếu Lâm" và nhất cử nhật động của ông luôn gây sự chú ý mỗi khi xuất hiện. Thậm chí, bộ trang phục áo cà sa của ông cũng trở thành câu chuyện sau mỗi bữa ăn tối.
Những chuỗi hạt trên người trụ trì Thích Vĩnh Tín đều làm từ những nguyên liệu mà người thường khó có thể chạm đến. |
Theo Sohu, chiếc vòng hạt trong tay của Thích Vĩnh Tín được làm từ loại gỗ quý hiếm mà người bình thường khó có thể chạm vào. Thậm chí, gỗ cây Tử Đàn còn thua xa về giá trị. Chuỗi tràng hạt trên cổ Thích Vĩnh Tín cũng khiến các nhà sưu tập ngưỡng mộ. Vị trụ trì này sở hữu 7 - 8 chuỗi tràng hạt khác nhau để dùng cho mỗi sự kiện.
Giá trị cụ thể của những món phụ kiện trên không được tờ Sohu nhắc đến, nhưng có một thứ trên người trụ trì Thích Vĩnh Tín có thể định giá được, đó là chiếc Vân Cẩm cà sa của ông.
Chiếc Cẩm Vân cà sa của trụ trì Thích Vĩnh Tín. |
Nhiều thông tin nhận định, chiếc áo cà sa này được thiết kế theo phong cách thời nhà Minh. Các tin đồn trước đó cho rằng chiếc cà sa của Thích Vĩnh Tín có giá khoảng 160.000 NDT (hơn 560 triệu đồng) nhưng trên thực tế, giá trị của nó lớn hơn rất nhiều.
Chiếc áo cà sa này được thiết kế vô cùng tinh xảo với chất liệu gấm quý giá. Từ những chiếc móc áo cho đến những sợi kim tuyền đều được làm bằng vàng 18k và còn được đính những viên ngọc lục bảo thượng hạng.
Theo các nguồn thông tin, để làm ra áo cà sa của Thích Vĩnh Tín cần đến 48 người với 16 khung dệt và mất một năm rưỡi để hoàn thành.
Chỉ tính những sợi kim tuyến trên áo đã lên tới 50.000 NDT và đây là số liệu từ chục năm trước. Theo báo cáo chính thức của các phương tiện truyền thông hiện tại, chi phí cho chiếc Vân Cẩm cà sa này phải lên tới 550.000 NDT (hơn 1,9 tỷ VNĐ).
Chiếc áo cà sa của trụ trì Thích Vĩnh Tín được làm từ những vẫn liệu quý giá sang trọng. |
Bên cạnh đó, người ta thường thấy trụ trì Thích Vĩnh Tín thường lái những chiếc xe sang khác nhau đến Thiếu Lâm Tự.
Ngoài ra, vào năm 2011, chính trụ trì Thích Vĩnh Tín đã tiết lộ Thiếu Lâm Tự có khoảng hơn 40 công ty con ở nước ngoài với mục tiêu truyền bá võ thuật và văn hóa phật giáo.
Đầu năm 2015, trụ trì Thích Vĩnh Tín còn đến Úc để ký kết hợp đồng thu mua bất động sản, với lý do khai mở chùa Thiếu Lâm tại Úc kết hợp với khu nghỉ dưỡng khách sạn 4 sao. Tổng số tiền lên đến 4,2 triệu Euro (khoảng 107 tỷ đồng).
Năm 2013, Thiếu Lâm Tự thậm chí còn nộp đơn xin niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong song bị từ chối, lý do được đưa ra là cơ quan chính phủ lo ngại về việc thương mại hóa quá mức sẽ làm mất đi ý nghĩa biểu tượng của ngôi chùa.
Hoa Vũ (Theo Sohu)