Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trong ba tháng, Thế Giới Di Động phải trả cho các chủ nợ hơn 7.000 tỷ đồng

(DS&PL) -

Các khoản vay tín chấp ngắn hạn có lãi suất thị trường thả nổi nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động lên tới 7.400 tỷ.

Các khoản vay tín chấp ngắn hạn có lãi suất thị trường thả nổi nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động lên tới 7.400 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) cho biết, tổng nguồn vốn tính đến cuối quý III của doanh nghiệp tăng mạnh so với thời điểm đầu năm, lên 25.500 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn biến động tích cực nhưng nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng hơn 68%, tương ứng 17.380 tỷ đồng.

Vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn đến kỳ trả là khoản mục lớn nhất trong số này, với dư nợ tại thời điểm cuối kỳ lên đến 7.380 tỷ đồng. Đây đều là các khoản vay tín chấp được thực hiện nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động, có lãi suất thị trường thả nổi và phải tất toán trong ba tháng cuối năm.

Trong ba tháng, Thế Giới Di Động phải trả cho các chủ nợ hơn 7 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Thời báo Kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo tài chính vừa được công bố, Thế Giới Di Động đang ghi nhận 12 khoản vay ngắn hạn ngân hàng trị giá 6.348 tỷ đồng và 34 triệu USD.

Chủ nợ lớn nhất của công ty là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) với dư nợ gần 2.100 tỷ đồng. Kỳ hạn trả gốc và lãi cho khoản vay này từ cuối tháng 10 đến ngày 7/12.

Ngoài ra, một số nhà băng đang cho Thế Giới Di Động vay những khoản ngắn hạn giá trị còn có chi nhánh TP HCM của Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Banking, BNP Paribas, ANZ... và Ngân hàng Quân Đội, Vietcombank, BIDV.

Trong những ngày cuối tháng 5/2018, bên cạnh nỗi lo chung trên thị trường chứng khoán, cổ đông của MWG còn đau đầu khi chứng kiến Thế Giới Di Động phải đóng 7 cửa hàng điện thoại chỉ trong 4 tháng đầu năm.

Chủ nợ lớn nhất của công ty là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ảnh: Báo Đầu tư

Thế Giới Di Động thường xuyên nằm trong danh sách các công ty sở hữu những món nợ khủng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2017, món nợ tăng cao khi công ty phải chi hàng ngàn tỷ đồng để thâu tóm Trần Anh.

Thế nhưng, bước sang năm 2018, khi Thế Giới Di Động chưa công bố thương vụ thâu tóm đình đám nào thì nợ tại công ty này vẫn có xu hướng tăng mạnh và vượt xa vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2018, tại thời điểm cuối quý, chỉ tiêu vay ngắn hạn tại Thế Giới Di Động tăng 1.290 tỷ đồng, tương ứng 23% so với cuối năm 2017 lên 6.894 tỷ đồng; nợ dài hạn đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng, tương ứng 13,5% lên 1.362 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 1 quý, tổng nợ vay tại Thế Giới Di Động đã là 8.256 tỷ đồng, tăng 1.452 tỷ đồng, tương ứng 21,3% so với cuối năm 2017. Tổng nợ vay lớn tới mức nhiều hơn vốn chủ sở hữu 987 tỷ đồng và nhiều hơn vốn góp chủ sở hữu 5.024 tỷ đồng.

Tổng nợ vay lớn nên chi phí tài chính cũng là một trong những áp lực lớn của Thế Giới Di Động. Trong 3 tháng đầu năm 2018, công ty đã phải rút hầu bao 113 tỷ đồng chi cho lãi vay, tăng mạnh so với con số 65 tỷ đồng hồi quý 1/2017.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật