Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triều Tiên xem xét thử nghiệm bom H ở Thái Bình Dương

(DS&PL) -

Triều Tiên tuyên bố rằng họ có thể thử nghiệm một quả bom hydro (bom H) ở Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa “hủy diệt” Bình Nhưỡng.

Triều Tiên tuyên bố rằng họ có thể thử nghiệm một quả bom hydro (bom H) ở Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa “hủy diệt” Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho phát biểu trên truyền hình rằng Triều Tiên có thể xem xét tiến hành một cuộc thử nghiệm bom H với quy mô chưa từng có trên Thái Bình Dương.

Ông Ri, người đã có buổi trao đổi với các phóng viên ở New York cũng cho biết ông không hiểu được suy nghĩ và dự tính cụ thể của lãnh đạo Kim Jong-un.

Trong bài phát biểu đầu tiên với cương vị Tổng thống Mỹ, Donald Trump nói rằng ông sẽ "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên - một đất nước 26 triệu người - nếu Bình Nhưỡng đe doạ Mỹ và các đồng minh. Ông Trump cũng gọi ông Kim là "gã tên lửa" .

Chính quyền ông Kim Jong-un xem xét thử bom H ở Thái Bình Dương. Ảnh: Getty

Kim Jong-un sau đó tuyên bố Triều Tiên sẽ có "mức độ phản đối mạnh mẽ nhất trong lịch sử" đối với Mỹ. "Tôi chắc chắn sẽ thuần hoá được vết xước tinh thần của Mỹ ", hãng thông tấn KCNA dẫn lời ông Kim cho biết.

Nhật Bản, quốc gia duy nhất từng phải chịu đựng một cuộc tấn công nguyên tử, mô tả mối đe dọa là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Bình Nhưỡng đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 và là lần nguy hiểm nhất vào ngày 3/9. Chính quyền ông Kim Jong-un cũng phóng hàng chục tên lửa đạn đạo trong năm 2017. Hội đồng Bảo an LHQ sau đó đã áp lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, cấm nước này xuất khẩu hàng may mặc, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên hóa lỏng và ngưng tụ, cấm thuê lao động mới người Triều Tiên tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump thường xuyên kêu gọi Trung Quốc – đồng minh lớn nhất của Triều Tiên có những biện pháp trực tiếp ngăn cản Bình Nhưỡng. Đáp lại, Bắc Kinh bắt đầu có động thái gây bất lợi, muốn buộc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán.

Trong một báo cáo khác, KCNA đã chỉ trích các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nói rằng những bình luận của họ về chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã làm hỏng mối quan hệ của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh. KCNA cáo buộc phương tiện truyền thông Trung Quốc "can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác".

(Theo Reuters)

Tin nổi bật