Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triều Tiên: Sức công phá vụ thử hạt nhân lần thứ 5 đạt tới 23.000 tấn thuốc nổ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Hồi 9/9/2015, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5, và được xác định 'mạnh hơn nổ bom Hiroshima'.

(ĐSPL) – Hồi 9/9/2015, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5, và được xác định 'mạnh hơn nổ bom Hiroshima'.

TTXVN dẫn tin trên trang web chuyên về Triều Tiên mang tên "38 North" (38 độ Bắc) của Viện nghiên cứu Hàn-Mỹ thuộc trường Đại học Johns Hopkins hôm 6/1 cho biết, vũ khí hạt nhân đã được thử nghiệm ở độ sâu hơn 800m tính từ mặt đất.

Thông tin này dựa trên kết quả phân tích của hai chuyên gia địa chất học của Mỹ thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Los Alamos, ở bang New Mexico (Mỹ) là Frank Pabian và David Coblentz.

Sóng địa chấn Hàn Quốc đo được sau vụ thử hạt nhân Triều Tiên. Ảnh: NDTV

Hai nhà nghiên cứu này đã tiến hành phân tích những hình ảnh mà vệ tinh thương mại chụp được hôm 7/7 và 15/9 năm ngoái để đưa ra kết luận trên.

Các nhà nghiên cứu đã quan trắc được sự biến đổi về địa hình do vụ thử hạt nhân ở khu vực gần đỉnh núi Mantap. Dựa trên sự biến đổi địa hình của khu vực này, 2 nhà nghiên cứu của Mỹ phỏng đoán rằng điểm phát nổ nằm sâu trong lòng đất 800m.

Theo 2 nhà nghiên cứu này, sức công phá của vụ thử hạt nhân lần thứ năm của Triều Tiên đạt khoảng từ 11,9 tới 23,7 kT (1 kT=1000 tấn).

Trước đó, vụ thử hạt nhân lần thứ năm của Triều Tiên hồi tháng 9/2015 được cho là có sức công phá trên 10 kT, dựa trên phân tích sóng địa chấn khi diễn ra vụ thử hạt nhân.

Theo Vnexpress, Triều Tiên tuyên bố thử thành công vụ nổ đối với một đầu đạn hạt nhân, đúng ngày kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước này 9/9. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết có rung chấn mạnh 5,3 độ Richter xảy ra tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, Triều Tiên. Đây là vụ thử hạt nhân thứ hai của Triều Tiên riêng trong năm 2015.

Triều Tiên khẳng định không có bụi phóng xạ lọt ra không khí và vụ thử không gây tác động xấu với môi trường. Mỹ đã cử máy bay thu thập mẫu không khí để xem có bụi phóng xạ gần bãi thử hay không. Trong khi đó, số liệu của Trung Quốc cho thấy không có bụi phóng xạ ở hai tỉnh biên giới với Triều Tiên là Cát Lâm và Liêu Ninh.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật