Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triều Tiên có thực sự phá hủy hoàn toàn bãi thử hạt nhân Punggye-ri?

(DS&PL) -

Rất khó để xác minh Triều Tiên đã phá hủy hoàn toàn bãi thử phía Bắc hay chưa vì các chuyên gia nước ngoài không có quyền tiếp cận khu vực này.

Rất khó để xác minh Triều Tiên đã phá hủy hoàn toàn bãi thử phía Bắc hay chưa vì các chuyên gia nước ngoài không có quyền tiếp cận khu vực này.

Trong tuyên bố được đưa ra bởi KCNA, Viện Nghiên cứu Vũ khí hạt nhân Triều Tiên cho biết đã tổ chức lễ phá hủy hoàn toàn bãi thử phía Bắc vào ngày 24/5.

Cơ quan này khẳng định việc phá dỡ đã dẫn đến sự “sụp đổ của tất cả các đường hầm ở bãi thử Punggye-ri, và các lối vào đã bị đóng lại hoàn toàn. Một số cơ sở bảo vệ và các đài quan sát tại bãi thử cũng đã bị cho phát nổ”.

Đất đá bay tứ tung sau vụ nổ lớn. - Ảnh: Reuters.

Bình Nhưỡng cho phép một nhóm các nhà báo nước ngoài bao gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc đến chứng kiến việc phá hủy bãi thử Punggye-ri nhưng lại không có chuyên gia nào được mời.

“Không ai có thể đánh giá được chân thực sức nổ của mìn để khẳng định rằng các hầm chứa đã bị phá hủy hoàn toàn”, – phóng viên Ripley của CNN cho biết.

Các nhà báo đã được chính quyền cho tham quan bãi thử nghiệm và chứng kiến hệ thống mìn được cài trong các hầm thử hạt nhân, trước khi được đưa đến khu vực an toàn để theo dõi quá trình phá hủy.

“Họ dẫn chúng tôi đến thăm 3 trong số 4 đường hầm tại khu vực. Họ cho phép chúng tôi mở cửa đường hầm và nhìn vào bên trong, song chúng tôi không được phép bước vào trong”, ông Ripley nói. “Tôi thấy mìn được cài ra xa hết tầm mắt của mình”.

Thuốc nổ được cài bên trong đường hầm thứ 4. - Ảnh: Reuters.

Số lượng và loại mìn phá hầm không được chính phủ Triều Tiên tiết lộ. Sau khi mìn được kích nổ, các phóng viên được phép lại gần để quan sát mức độ hư hại. Các hầm bị sập xuống và đất đá chắn bên ngoài lối vào.

Theo ông Ripley, bãi thử Punggye-ri có 4 đường hầm thử nghiệm hạt nhân, tuy nhiên các nhà báo chỉ được chứng kiến quá trình phá hủy của 3 đường hầm. Theo các quan chức Triều Tiên, đường hầm còn lại được sử dụng trong cuộc thử nghiệm năm 2006 nhưng đã được phong tỏa.

“Họ cũng cho chúng tôi thăm quan hai đường hầm phụ mà họ nói chưa bao giờ được sử dụng và chúng luôn sẵn sàng để tiến hành thử nghiệm hạt nhân vào bất kỳ lúc nào”, ông Ripley nói.

Theo ông Jimmie Oxley, giáo sư tại trường đại học Rhode Island (Mỹ), điều này là chưa đủ để kết luận khu thử nghiệm hạt nhân đã bị phá hủy hoàn toàn và đây có thể chính là lý do Triều Tiên chỉ để các phóng viên mà không có các chuyên gia theo dõi hoạt động này.

“Rất nhiều điều khó hiểu đối với các phóng viên có mặt tại đó. Chúng tôi đã nhìn thấy cửa đường hầm sập xuống nhưng không thể khẳng định bất kì điều gì. Triều Tiên rất giỏi trong việc tạo ra những sự tưởng tượng, điều gây ra nhiều nghi ngờ về sự phá hủy khu thử nghiệm hạt nhân”, phóng viên Tom Cheshire của Sky News có mặt ở hiện trường cho hay.

Một số chuyên gia thì tỏ vẻ hoài nghi, cho rằng khu Punggye-ri đã được sử dụng hết công năng, đến lúc phải phá hủy và Triều Tiên có thể tái xây dựng nếu cần thiết.

Bãi thử Punggye-ri ở vùng núi phía đông bắc Triều Tiên là nơi diễn ra cả 6 vụ thử hạt nhân của nước này. Đồ họa thể hiện độ sâu và độ rung chấn của một số vụ thử hạt nhân của Triều Tiên tại đây. - Đồ họa: BBC.

Khu Punggye-ri được chôn sâu trong ngọn núi ở tỉnh Bắc Hamgyong, gần biên giới với Trung Quốc. Triều Tiên từng tiến hành tất cả 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân tại đây, lần cuối là thử bom nhiệt hạch hồi tháng 9/2017.

Ông Koh Yu-hwan, chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Dongguk (Hàn Quốc) nhận định: “Lễ phá hủy Punggye-ri không thể là chiêu trò truyền thông. Đây là dấu hiệu cho thấy thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch”.

“Việc phá dỡ bãi thử Punggye-ri cho thấy thiện chí hòa bình của Bình Nhưỡng”, Phó Chủ tịch Viện Vũ khí Hạt nhân Kang Kyung Ho chia sẻ.

Ông Kang khẳng định Triều Tiên không còn bất kì địa điểm hoặc hầm thử nghiệm hạt nhân nào sau khi tháo dỡ khu phức hợp Punggye-ri, đồng thời nhấn mạnh “việc nối lại các thử nghiệm hạt nhân ở khu vực này là không thể”.

Ông Kang cho biết việc di dời các nhân viên, cũng như đóng cửa khu vực xung quanh bãi thử sẽ sớm được hoàn thành.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật