Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triệu hồi ô tô Việt Nam: Người tiêu dùng có thể đòi bồi thường

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Theo luật sư, nếu trong thực tế, trước khi triệu hồi mà người tiêu dùng đã bị thiệt hại bởi các lỗi mà nhà nêu trong thông báo thì nhà sản xuất xe...

(ĐSPL) –  Theo luật sư, nếu trong thực tế, trước khi triệu hồi mà người tiêu dùng đã bị thiệt hại bởi các lỗi mà nhà nêu trong thông báo thì nhà sản xuất xe phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi họ yêu cầu.

Liên quan đến việc triêu hồi hàng chục ngàn xe ô tô trong thời gian qua, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam trong đó có người sử dụng ô tô đang được bảo vệ dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự và Luật bảo vệ người tiêu dùng hiện hành.

Theo ông Lê Văn Kiên, bản chất của việc triệu hồi xe là do nhà sản xuất phát hiện sản phẩm của mình bị lỗi và có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng (thiệt hại về vật chất, tính mạng...). Trong trường hợp người tiêu dùng có xe bị triệu hồi thực hiện đầy đủ các quy định của nhà sản xuất trong thông báo xe thì họ sẽ không bị mất bất cứ một khoản phí nào. Nếu trong thực tế, trước khi triệu hồi mà người tiêu dùng đã bị thiệt hại bởi các lỗi mà nhà nêu trong thông báo thì nhà sản xuất xe phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi họ yêu cầu. Vì vậy, khi các hãng xe đưa ra thông báo triệu hồi, người tiêu dùng nên đưa xe đến các đại lý chính của hãng xe để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Mazda 2 cũng phải triệu hồi vì lỗi kỹ thuật. (Ảnh: Vietq)

Liên quan đến sự việc này, theo luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp), điều người tiêu dùng và cả những chủ thể cung ứng hàng hóa đang quan tâm hiện nay đó là Luật Bảo vệ người tiêu dùng là cần gấp rút bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật hướng dẫn để các điều khoản của luật sớm được áp dụng trên thực tế.

Hiện tại, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành cũng chỉ đưa ra hướng dẫn một số điều khoản của Luật. Đồng thời, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về thi hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng, còn thiếu hướng dẫn về việc khởi kiện theo thủ tục đơn giản. Kể từ ngày Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời ngay cả cơ quan lập pháp cũng chưa có hướng dẫn về thủ tục đơn giản theo pháp luật tố tụng dân sự. Từ đó, Tòa án các cấp không thực hiện được quy định về xét xử theo thủ tục đơn giản đã được quy định tại luật này, luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ. 

Ông Trần Đình Hồng, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hà Tĩnh, nhấn mạnh việc này thể hiện thái độ của nhà sản xuất về các lỗi kỹ thuật với người tiêu dùng. Các lỗi kỹ thuật là khuyết tật không mong muốn mà trong quá trình vận hành, sử dụng mới phát hiện ra. Việc triệu hồi xe thể hiện trách của nhà sản xuất.

Ông Trần Đình Hồng cũng nhấn mạnh, việc triệu hồi này sẽ ít nhiều gây ra sự phiền toái cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp triệu hồi phải có trách nhiệm đề ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.

Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hà Tĩnh cũng đưa ra khuyến cáo, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi quyết định mua xe phải cân nhắc, lựa chọn các hãng xe có uy tín, ít xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đồng thời, việc chọn lựa và tìm hiểu thông tin cẩn thận cũng giúp người tiêu dùng tránh được những phiền toái không đáng có do xe ô tô kém chất lượng gây ra.

Điều 8, Luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng quy định:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

 

Nhân Văn – Tường Vy

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]kUpw3jrnAQ[/mecloud]

Tin nổi bật