Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triệt phá đường dây chuyên trộm cắp, tiêu thụ xe gian ở Sài Gòn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sau khi cùng Thuận trộm được xe, Phát điện thoại cho Minh nhờ bán. Sau đó, Minh đem xe về nhà và gọi điện thoại cho Khuê thỏa thuận bán. Mua được xe, Khuê tháo r

(ĐSPL) - Sau khi cùng Thuận trộm được xe, Phát điện thoại cho Minh nhờ bán. Sau đó, Minh đem xe về nhà và gọi điện thoại cho Khuê thỏa thuận bán. Mua được xe, Khuê tháo rã và mang phụ tùng bán tại chợ Tân Thành để kiếm lời.

Báo Công an TP HCM đưa tin, ngày 20/1, Công an Q.11 (TP.HCM) đang tạm giữ 4 đối tượng gồm Hà Phi Thuận (SN 1997, ngụ Q.6), Ngô Ngọc Phát (SN 1991, ngụ H.Bình Chánh), Huỳnh Vĩ Minh (SN 1985, ngụ Q.5) và Nguyễn Văn Khuê (SN 1955, ngụ Q.8) do có liên quan đến đường dây trộm cắp tài sản và tiêu thụ xe gian.

Theo hồ sơ, khoảng 16h ngày 15/1, sau khi gặp Phát ở một quán điện tử trên đường Tôn Thất Hiệp (quận 1), Thuận rủ Phát đi trộm cắp tài sản và được đồng ý.

Cả 2 đi trên một xe máy và phát hiện xe máy của anh Thuật (SN 1993, quê Long An) đang dựng trước cửa nhà số 84/7 Tôn Thất Hiệp (P.13, Q.11) nên Phát dừng xe cho Thuận vào trộm.

Thuận và Phát bị kết tội trộm cắp tài sản - Ảnh: VOV

Sau đó, cả 2 mang xe đi gửi ở giữ xe tầng hầm chung cư Tân Phước. Phát điện thoại cho Minh nhờ bán xe vừa lấy trộm.

Minh đem xe về nhà và gọi điện thoại cho Khuê để bán và cả hai thỏa thuận giá 5 triệu đồng. Khuê đưa cho Phát và Thuận 4 triệu 500 ngàn đồng và đưa cho Minh 500 ngàn đồng. Mua được xe, Khuê tháo rã và mang phụ tùng bán tại chợ Tân Thành để kiếm lời.

Cùng đưa tin về vụ việc, thông tin thêm trên báo VOV, sau khi bị bắt, các đối tượng còn khai nhận thực hiện nhiều vụ trộm xe máy khác trên địa bàn rồi mang đi bán lấy tiền tiêu xài. Khám xét chỗ ở các đối tượng, Công an thu giữ tang vật nhiều xe gắn máy là tài sản trộm cắp.

Minh và Khuê bị kết tội tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp mà có - Ảnh: VOV

Hiện Công an đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý Thuận và Phát tội trộm cắp tài sản; Minh và Khuê tội tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp mà có.

Cũng liên quan đến hành vi tiêu thụ xe gian, báo Thanh Niên dẫn nguồn thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an TP.HCM ngày 20/1 cho biết Đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm (CSHSĐN) của PC45 vừa triệt phá đường dây thu mua xe gian, làm giả giấy tờ để hợp thức hóa xe, rồi tung ra thị trường tiêu thụ.

Theo đó, khoảng 12h45 ngày 16/1, trên đường tuần tra, lực lượng CSHSĐN phát hiện một người điều khiển xe máy hiệu Suzuki BS 59P1-233.67 lưu thông trên đường Lý Thường Kiệt (P.15, Q.11), có nhiều biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra hành chính.

Người này khai nhận là Trần Minh Thái (27 tuổi, ngụ Q.11) và chiếc xe máy đang đi đã bị đục lại số khung, số máy và giấy tờ xe do N.U.K (ngụ Q.Bình Thạnh) đứng tên.

Tuy nhiên, giấy tờ xe này là giấy tờ giả do Huỳnh Phan Khương Ninh (ngụ Q.Bình Tân) làm, sau đó giao cho Thái bán theo xe.

Ninh khai nhận L.Đ.Đ (ngụ Q.Bình Tân) chuyên thu mua, lắp ráp các xe máy không rõ nguồn gốc, rồi giao cho Ninh làm giả giấy tờ xe. Sau khi Ninh dùng máy móc làm giả giấy tờ xong, đưa cho Thái có nhiệm vụ tìm khách hàng bán.

Cơ quan công an xác định Đ. không có mặt ở địa phương. Khám xét nhà của Ninh, Thái, cơ quan công an thu giữ 6 xe máy, 4 giấy chứng nhận đăng ký xe, 1 máy tính xách tay, 1 máy ép nhựa, 8 hộp mực in màu, 1 máy scan, 1 máy cắt giấy…

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d)  Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật