Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Triệt phá các đường dây vận chuyển ma túy "khủng": Những "ông trùm" ngoại quốc bị xử lý ra sao?

(DS&PL) -

Theo cơ quan điều tra, các đường dây vận chuyển, buôn bán ma túy đều do những đối tượng mang quốc tịch nước ngoài như Trung Quốc, Malaysia... cầm đầu.

“Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó", luật sư trả lời về vấn đề xử lý các đối tượng người nước ngoài trong đường dây ma túy.

Từ đầu năm đến nay, cơ quan công an đã triệt phá thành công nhiều vụ án ma túy lớn. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, mới đây nhất, ngày 11/5, cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý (C04) phát hiện 500 kg ma tuý tổng hợp Ketamin được chứa trong kho hàng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Đến giữa tháng 4, ngay giữa trung tâm thành phố, cảnh sát phát hiện ôtô chứa hơn 1 tấn ma tuý đá. Hai đường dây này đều do người Đài Loan (Trung Quốc) cầm đầu.

Một chuyên án ma túy lớn được C04 phá.

Trong tháng 3, cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý (C04) triệt phá đường dây Wu HeShan (57 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) vận chuyển 1,1 tấn ma túy từ tam giác vàng về Việt Nam, rồi xuất ra các nước khác. Tại TP.HCM bộ Công an vây bắt 300 kg ma tuý đá tại quận Bình Tân.

Đối tượng quốc tịch Đài Loan bị bắt với hơn 1,1 tấn ma túy đá.

Tiếp đó, khuya 27/3, tổ CSGT An Sương, Công an TP.HCM tuần tra, chặn 2 chiếc xe ôtô phát hiện bên trong có gần 900 bánh heroin.

C04 phát hiện 500 kg ma tuý tổng hợp Ketamin được chứa trong kho hàng.

Một điều đặc biệt, các vụ ma túy khủng này đều do những đối tượng mang quốc tịch nước ngoài như Trung Quốc, Malaysia... cầm đầu. Điều khiến dư luận quan tâm và đặt câu hỏi, những tên trùm ma túy này sẽ bị xử lý như thế nào?

PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn luật gia Lê Đông Triều, chi hội trưởng chi hội Luật gia viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế (IBLA), và luật sư Trần Đình Dũng (đoàn Luật sư TP.HCM) về vấn đề này.

Luật gia Lê Đông Triều.

Luật gia Lê Đông Triều phân tích: Theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Tại Khoản 2, Điều 5, Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

“Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.

Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Theo Khoản 2, Điều 6, Bộ Luật Hình sự 2015 cũng đã quy định: “Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định của Bộ luật này, trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên".

Khoản 2, Điều 492, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan, thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế".

Luật gia, luật sư Lê Đông Triều cho rằng, sẽ có 2 khả năng xảy ra khi xử lý các trường hợp trên.

Thứ nhất, đối tượng người có quốc tịch nước ngoài đó sẽ được dẫn độ về nước của họ nếu được Việt Nam chấp nhận.

Thứ hai, Việt Nam sẽ từ chối việc dẫn độ mà trực tiếp xét xử hành vi phạm tội của đối tượng người nước ngoài, nếu là công dân của nước tham gia ký kết Điều ước quốc tế.

Thủ tục tố tụng thực hiện như người Việt Nam phạm tội, do vậy trước tiên phải áp dụng Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; theo Khoản 3, Điều 111, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015- Bắt người phạm tội quả tang; vì những đối tượng nầy đã vi phạm Điều 253, Bộ Luật Hình sự 2015 - Tội tàng trử, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; và đã vi phạm Luật phòng, chống ma tuý hiện hành, theo văn bản hợp nhất sửa đổi số 13/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 của Văn phòng Quốc Hội. Sau đó cơ quan tố tụng sẽ tiến hành các bước tiếp theo theo quy định pháp luật Việt Nam.

Đánh giá về những vụ án ma túy "khủng" vừa bị triệt phá thời gian qua trên cả nước, luật sư Trần Đình Dũng, đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng: Lượng ma túy tuồn từ nước ngoài vào Việt Nam thời gian gần đây bị cơ quan công an bắt giữ, có số lượng khủng và liên quan tới người nước ngoài chưa từng có từ trước tới nay.

Tôi nghĩ rằng, với vị trí địa lý nước ta, rất có thể bọn tội phạm chọn làm nơi trung chuyển ma túy. Đây là tình trạng đáng báo động cảnh báo cho toàn dân để mọi người cảnh giác.

Nếu không ngăn chặn kịp thời thì lượng ma túy như các vụ bắt giữ vừa rồi sẽ là thảm họa nghiện ngập cho nhiều nơi, không riêng gì nước ta.

Lật sư Trần Đình Dũng.

Đối với pháp luật, Việt Nam chúng ta hiện nay qui định rất chặt chẽ về phòng chống ma túy. Bộ Luật hình sự Việt Nam qui định hình phạt nặng hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Với hành vi mua bán trái phép chất ma túy loại tinh chất (Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine…) có khối lượng 100 gam trở lên là có thể đối diện với mức truy tố tử hình.

"Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm là công tác tuyên truyền pháp luật về ma túy cần phải được tăng cường nhiều hơn nữa trong xã hội, nhất là trong trường học. Ngoài ra ,chính sách chế độ cho lực lượng phòng chống ma túy hiện nay quá thấp so với công việc gian khổ và cực kỳ nguy hiểm này", luật sư Dũng nhấn mạnh.

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật