Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Triết lý" của gái gọi sinh viên: Được đủ thứ, tội gì không làm!

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Vừa bước vào phòng, cậu nhân viên mặt non choẹt ngay lập tức "gợi ý": "Các bác hát "chay" thế này thôi à? Có cần gọi "đào" chung cho vui không? Quán em toàn sinh viên năm đầu, hàng ngon hết ý".

(ĐS&PL) - Để tìm hiểu thực tế, ngày cuối tuần, chúng tôi quyết định theo chân T., một "dân chơi" có tiếng tới một quán karaoke trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) với lời giới thiệu khá hấp dẫn: "Cứ vào mà xem, kiểu gì cũng có. Các ông tha hồ mà chọn".
"Khoe" thẻ sinh viên để… hành nghề
Sau thủ tục đăng ký và vào nhận phòng hát, vừa bước vào phòng cùng chúng tôi, cậu nhân viên của quán với khuôn mặt non choẹt ngay lập tức "gợi ý": "Các bác hát "chay" thế này thôi à? Có cần gọi "đào" chung cho vui không? Quán em toàn sinh viên năm đầu, hàng ngon hết ý".
Nghe giới thiệu như vậy, T. "chủ xị" cho buổi hát của chúng tôi hôm nay rút tờ 100 nghìn ra dúi vào tay cậu nhân viên của quán như để "thưởng công" kèm theo cái nháy mắt đầy ẩn ý: "Chú điều cho anh 3 "đào" ngon ngon một tý nhé".
Chỉ đợi có thế, cậu nhân viên kia lập tức lui ra để làm công tác "điều đào". Khoảng 20 phút sau, 3 cô gái khá trẻ, trang điểm nhẹ, phục trang là quần jean ngắn và áo phông bó sát người, "khoe" hết những gì cần "khoe" là bộ mông cong vút và cặp đùi trắng nõn bước vào chào khách rồi ngồi xuống bên cạnh.
Sau khi chọn Hằng, tên một trong 3 gái được "điều" đến để hát cùng khách. Qua trò chuyện, Hằng cho biết mình sinh năm 1995, quê Hà Tĩnh, là sinh viên năm nhất hiện đang theo học trường Học viện T. và mới "đi làm" được 3 tháng nay. Thấy tôi tỏ vẻ hoài nghi khi Hằng nói mình đang là sinh viên, ngay lập tức Hằng rút ngay tấm thẻ sinh viên ra như để "chứng minh" những điều mình nói là thật.
Thấy tôi ngỏ ý muốn "qua đêm", Hằng phân trần: "Em thuộc loại gái ngồi bàn, tức là chỉ ngồi tiếp khách, hát cho khách vui. Bao giờ có người gọi bọn em mới đến, "đi khách" thì em không. Nghề này cũng phân thành nhiều kiểu, gái ngồi bàn, gái gọi (đến hát, nếu khách có nhu cầu thì phục vụ từ A-Z)…".
Sau đó, Hằng chỉ tay sang 2 cô bạn mình đang ngồi hát rồi nói: "Áo đen là Hoa, sinh năm 1995 cũng là sinh viên, quê ở Sóc Sơn. áo trắng là Trang, sinh năm 1993, quê Thanh Hóa, không đi học, là dân chuyên nghiệp trong nghề này. Hoa và Trang thì thường xuyên "đi" khách. Nếu tàu nhanh thì 1 củ (1 triệu) qua đêm thì 2 củ. Anh hỏi họ thử xem."
Làm gái gọi "được ăn, được hát miễn phí lại… có tiền"
Khi nghe tôi hỏi sao mới năm đầu mà đã sớm đi làm nghề này, Hằng thỏ thẻ cho biết, những ngày mới ra Hà Nội học cũng đã đi làm thêm đủ nghề nhưng thu nhập thấp không đủ chi tiêu, bố mẹ ở quê đều là nông dân cả nên không thể chu cấp nhiều nên lúc nào cũng trong tình cảnh túng thiếu.
Nói về "cơ duyên" bước vào "nghề", Hằng chỉ tay sang Trang (áo trắng) rồi tâm sự: "Ngày trước đi làm thêm (bán quần áo) em tình cờ quen Trang, sau đó bọn em trao đổi số điện thoại rồi cho nhau nick facebook. Lúc đầu, Trang rủ em đi làm em cũng ngại vì sợ bạn bè, gia đình biết nhưng nó bảo thử cho biết nên em nhắm mắt làm liều".
Khi tôi hỏi sau lần đầu đi hát với khách về cảm thấy như thế nào, Hằng trả lời gọn lỏn: "Đi thế này, vừa nhàn vừa được đủ thứ, tội gì không làm? Có hôm bọn em gặp khách VIP, ngồi một bàn được cả triệu đồng".
Theo Hằng, khi ngồi hát với những khách "thường thường bậc trung" cũng được bo cho từ 300-500 nghìn đồng/người. Số tiền này, phải nộp tiền bàn cho chủ quán 100 nghìn đồng/người còn đâu thì được "hưởng" cả.
Tiết lộ "bí quyết" để có thêm thu nhập, Hằng cho biết quan trọng nhất là phải biết cách làm cho khách vui như uống bia "hết mình", biết cách tạo hưng phấn cho khách. "Thế những lúc khách sàm sỡ thì em làm thế nào? - tôi hỏi.  "Bọn em làm nghề này thì chuyện bị sàm sỡ là chuyện bình thường nhưng cũng phải có chiêu để "phòng thân". Thông thường bọn em sẽ đứng dậy rót bia rồi dí vào mồm khách. Cứ 5-7 cốc là các anh say hết. Việc còn lại bọn em chỉ hát phục vụ thôi" – Hằng nói.
Thấy tôi cười trước những "quái chiêu" để tránh khách, Hằng khẳng định khách vào hát cũng có 5-7 loại, có người vào chỉ để hát và nói chuyện cho vui nhưng đa phần khách vào đều yêu cầu được đi "tàu nhanh" hoặc qua đêm. "Em mới vào nghề, còn giữ được ngày nào thì giữ, chứ ở trong môi trường này cũng chẳng thể nào biết được", Hằng chia sẻ.
Lấy cớ có việc gấp, chúng tôi gọi nhân viên thanh toán rồi đi ra khỏi quán trong ánh mắt tiếc nuối của Hằng, Hoa và Trang. Chúng tôi tiếp tục theo chân T. đến những con phố nổi tiếng về nạn mại dâm của Hà Nội để tìm hiểu thực tế.
Gái gọi sinh viên hay gái làng chơi chuyên nghiệp?
Hiện nay, khi điều kiện kinh tế được nâng cao, lượng cầu về "gái gọi" cũng tăng cao. Tuy vậy, nhiều đại gia hoặc những người có tiền thường thích của lạ, độc. Họ chán ngán các em chân dài, tóc xanh tóc đỏ đứng vỉa hè vì không an toàn và hàng "chợ" không còn thời thượng. Chính điều này những chân dài "vừa có sắc lại vừa có chữ" sẽ là lựa chọn sành điệu nhất.
Tuy nhiên, phần nhiều những cô gái đóng mác sinh viên đều chỉ là để lừa khách làng chơi bởi lẽ cái mác "sinh viên" khiến nhiều đàn ông mê đắm, như thể họ đang săn được "rau sạch".
Tuấn - 26 tuổi, quê ở Hòa Bình, dân "dắt gái" ở đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội cho biết: "Việc khách đến chơi yêu cầu gái gọi sinh viên giờ đã trở thành điều quá bình thường, không như ngày trước thường thì khách vip mới yêu cầu “hàng sinh viên”. Đa phần họ thích tâm lý được “ăn rau sạch”, có học thức cho dù giá cả có chát hơn gái hành nghề chuyên nghiệp.
Vì thế, việc gái làng chơi đóng mác sinh viên để hành nghề là chuyện như cơm bữa. Chỉ cần một cái thẻ là những “nàng kiều” đã biến thành sinh viên, mà việc làm thẻ sinh viên giả đơn giản lắm. Chỉ cần có cái ảnh chân dung 3x4 là 15 phút sau thành sinh viên “xịn” rồi, trường nào cũng được. Miễn có thẻ là được, vì đến lúc ấy, khách cũng chả để ý gì đâu, chỉ biết đấy là thẻ sinh viên".
Từng là gái làng chơi đã giải nghệ về bán trà đá tại đường đê Trần Khát Chân, nơi tụ tập khá nhiều gái gọi sinh sống, chị L.A. nói: "Ngoài việc ăn  mặc giản dị, hiền lành, có mang cặp sách cho giống sinh viên thực thụ thì nhiều “đào” quanh khu vực này còn rủ nhau đi làm thẻ sinh viên. Giờ khách cũng khôn lắm nếu không có thẻ họ cũng không tin. Khách có hỏi thì giơ thẻ ra lòe, còn không thì thôi."
Thấy tôi tò mò về câu chuyện gái làng chơi giả danh sinh viên, T. cho biết: "Với những người sành sỏi thì việc nhìn ra đấy có phải là sinh viên thật giả hay cũng dễ thôi. Thường thì những sinh viên thật có vẻ non tơ, không từng trải bằng những đào chuyên nghiệp. Nếu không cách tốt nhất là... đối thoại. Ví dụ như học lớp nào, khoa gì. Nếu không phải là sinh viên thực sự của trường thì chỉ cần một vài câu là các cô ả lòi đuôi ngay. Thông thường nếu gái gọi sinh viên thực thụ thì họ rất ít khi tiết lộ trường của mình vì sợ hệ lụy".
"Được đủ thứ, tội gì không làm" là triết lý của nhiều cô gái trẻ.
Quả thực khi còn ở trong quán, tôi có hỏi Hằng học khóa bao nhiêu tại trường thì Hằng ấp úng chỉ cười rồi hỏi lại: "Anh hỏi để làm gì". Hay như khi được hỏi về chuyên ngành đang theo học, thì cả Hằng và Hoa đều tìm cách "đánh trống lảng" sang câu chuyện khác.
T. cho biết thêm, nhiều khách cứ tin tưởng gái gọi sinh viên mà phải ôm hận, vì sau đêm "mây mưa" nhiều quý ông tỉnh dậy đã không thấy em "sinh viên" đâu, theo đó, ví tiền cùng điện thoại cũng không cánh mà bay.
"Có cầu ắt có cung", nên nhiều cô gái đã cố tình làm mọi cách để mang cái mác "sinh viên", nhằm phục vụ khách làng chơi. Trong khi nhiều người khác vất vả lao động, đổ mồ hôi để mưu sinh nuôi sống gia đình thì nhiều người sẵn sàng dùng "vốn tự có" để kiếm tiền mà không màng tới tương lai.
Chỉ cần truy cập vào google, gõ từ khóa "gái gọi sinh viên", sau 0,38 giây ngắn ngủi các bạn có thể thấy gần 14 triệu kết quả tìm kiếm hiện lên. Giật mình với kết quả ấy bao nhiêu, lại càng thêm buồn bấy nhiêu, bởi dường như lối sống buông thả của một số bộ phận người trẻ, những cử nhân tương lai, giờ đã trở thành chuyện không hiếm.
THỤY PHONG

Tin nổi bật