Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trị mụn bằng kem đánh răng có tốt không

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Kem đánh răng dùng để vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, dùng kem đánh răng để chăm sóc da, đặc biệt là trị mụn là sai lầm và có thể gây hại cho da.

Việc dùng kem đánh răng trị mụn là một mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Theo Tiến sĩ Tsippora Shainhouse, một bác sĩ da liễu tại Mỹ, tinh dầu bạc hà có trong kem đánh răng có thể giúp giảm sưng tấy và xoa dịu cơn đau khi bôi lên nốt mụn. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng bạn không nên áp dụng phương pháp trị mụn này.

Kem đánh răng, dù được biết đến với công dụng vệ sinh răng miệng, lại tiềm ẩn nhiều tác hại cho làn da. Ảnh minh họa

Những tác hại khi dùng kem đánh răng trị mụn

Kem đánh răng, dù được biết đến với công dụng vệ sinh răng miệng, lại tiềm ẩn nhiều tác hại cho làn da, đặc biệt là da mặt. Một trong những tác hại phổ biến nhất là gây viêm da và kích ứng. Các hạt tinh thể nhỏ có trong kem đánh răng, được thiết kế để làm sạch răng, có thể gây ửng đỏ da khi tiếp xúc.

Việc bôi kem đánh răng lên mặt còn làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng thâm mụn. Thay vì làm mờ vết thâm, kem đánh răng có thể khiến chúng trở nên sậm màu và khó điều trị hơn.

Đặc biệt, làn da nhạy cảm càng dễ bị tổn thương bởi kem đánh răng.

Gây bỏng rát, phát ban

Do có độ pH cao và khả năng thay đổi độ axit tự nhiên của da, kem đánh răng có thể làm tăng độ pH trên bề mặt da, dẫn đến cảm giác bỏng rát hoặc phát ban. Đây là một trong những tác hại dễ nhận thấy nhất của việc bôi kem đánh răng lên mặt, đặc biệt rõ rệt đối với những người có làn da nhạy cảm.

Gây khô da‏

‏Một tác dụng không mong muốn của kem đánh răng mà không chị em nào muốn là khiến da mặt bị khô. Nguyên nhân là do nó có thể kích thích dầu dư thừa và thậm chí gây nên mụn nhọt.

Gợi ý cách trị mụn tại nhà hiệu quả ngay lần đầu sử dụng

 Sử dụng nha đam                                

Nha đam chứa nhiều thành phần như gibberellin và polysaccharide, kẽm, vitamin C, vitamin E... Giúp làm giảm sưng, giảm viêm, tái tạo, phục hồi da và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

Cách thức thực hiện: Sử dụng nha đam tươi và gọt vỏ để lấy phần ruột bên trong.Thoa nhẹ nhàng phần ruột nha đam lên những vùng da bị mụn và rửa sạch lại mặt bằng nước sau30 phút.

Sử dụng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà có chứa enzyme lysozyme giúp se nhỏ lỗ chân lông, giảm mụn. Đồng thời chứa protein, các vitamin, a xít amin giúp làm sạch sợi bã nhờn, bụi bẩn, ngăn chặn sự phát triển của mụn đầu đen.

Cách thức thực hiện: Lấy 2 quả trứng gà và tách nhẹ nhàng để lấy phần lòng trắng. Khuấy đều tay cho lớp trứng bông lên và thoa trực tiếp lên các vùng bị mụn. Sau đó tiếp tục thoa lớp thứ 2 lên các vùng đã khô và thư giãn trong 10 phút.

Xông hơi với nước ấm

Hơi nước ấm sẽ giúp cho các lỗ chân lông trên da được giãn nở tự nhiên, các chất bụi bẩn và bã nhờn sẽ được đào thải ra ngoài. Bạn có thể kết hợp xông hơi cùng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên để điều trị mụn hiệu quả hơn như lá sả, chanh, gừng, một số loại thảo mộc.

Cách thực hiện: Đổ nước ấm vào chậu, đưa mặt lại gần với khoảng cách 15 - 20 cm. Sau đó lấy một cái khăn lớn trùm lên đầu để tránh cho hơi nóng thoát ra ngoài. Tiến hành xông mặt trong khoảng 10 - 15 phút. Mỗi tuần, bạn nên xông hơi 2 - 3 lần/tuần để tránh làm bỏng rát và mỏng da mặt.

Tin nổi bật