Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trên đường vận chuyển gỗ sưa vừa trộm được thì bị bắt

(DS&PL) -

Tiến hành dừng chiếc xe khách 12 chỗ để kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 3 đoạn gỗ sưa được giấu dưới các hàng ghế.

Tiến hành dừng chiếc xe khách 12 chỗ để kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 3 đoạn gỗ sưa được giấu dưới các hàng ghế. 

Khoảng 20h tối 17/2, tổ công tác của Đội CSGT số 15, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP. Hà Nội trong quá trình làm nhiệm vụ ở tuyến đường Trường Sa, thuộc địa bàn huyện Đông Anh, đã phát hiện xe khách 12 chỗ mang BKS 88B-003.09 có dấu hiệu nghi vấn (xe nghiêng bất thường), tổ công tác đã quyết định ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra hành chính. 

Qua kiểm tra, CSGT phát hiện trong xe khách có 3 đoạn gỗ (2 đoạn có gốc, 1 đoạn không có gốc) được giấu dưới các hàng ghế, nghi là gỗ sưa.

Số gỗ sưa bị lực lượng chức năng bắt giữ - Ảnh: báo Dân trí

Thời điểm cảnh sát kiểm tra, lái xe Nguyễn Văn Định (37 tuổi, ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc) và Lê Văn Cảnh (29 tuổi); Nguyễn Văn Dự (32 tuổi) và Nguyễn Văn Việt (29 tuổi, đều ở Vĩnh Phúc) đã không xuất trình được giấy tờ hợp lệ và giải thích được nguồn gốc số gỗ trên.

Đấu tranh tại chỗ, tổ công tác làm rõ nhóm đối tượng trên được 1 người tên Tuyết ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc thuê đến khu Chợ Dậu, Xuân Canh, Đông Anh đào trộm 2 cây sưa mang về. 

Vụ việc đang được CSGT phối hợp với Công an huyện Đông Anh điều tra xử lý.

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)


Tin nổi bật