Ngày khai giảng ở Nhật Bản sẽ do từng trường tự quyết định rồi thông báo với học sinh. Không cờ hoa rợp trời, không có bàn ghế đại biểu,...
Mỹ
Ảnh: Getty Images |
Học sinh ở Mỹ đầu năm học vào thời điểm cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, tùy theo quy định của từng bang. Vào ngày này, học sinh đến trường nhận lớp, gặp gỡ thầy cô và giới thiệu bản thân cũng như làm quen với nhau.
Là quốc gia tự do, Mỹ không quá đặt nặng lễ nghi. Thế nên sau khi nhà trường thông báo ngày vào học chính thức, tất cả học sinh và thầy cô tập trung lại rồi vui chơi giải trí. Đồng thời, một vài buổi lễ tuyên thệ được tổ chức nhằm tăng sự quyết tâm trong lòng học sinh.
Nhật Bản
Ảnh: Getty Images |
Ngày khai giảng ở Nhật Bản sẽ do từng trường tự quyết định rồi thông báo với học sinh. Không cờ hoa rợp trời, không có bàn ghế đại biểu, không có phông màn, không có loa đài ầm ĩ, không có bục sân khấu trang hoàng, càng không có những bài phát biểu dài dòng....
Bài phát biểu của các hiệu trưởng cũng rất giản dị với 3 điều nhắc nhở dành cho các học sinh, đó là tôn trọng luật lệ giao thông, lễ phép và biết đặt mục tiêu trong học tập. Một buổi lễ khai giảng nhẹ nhàng và tiết kiệm tối đa hết mức. Các thủ tục hành chính về phía phụ huynh và gia đình học sinh được loại bỏ hoàn toàn.
Triều Tiên
Ảnh: Reuters |
Các trường học tại Bắc Triều Tiên tổ chức lễ khai giảng vào ngày 1/4 hàng năm bằng lễ đón học sinh. Vào ngày này, cha mẹ sẽ mặc đồng phục mới và cài bông hoa đỏ lên ngực con cái.
Lý do Triều Tiên chọn ngày 1/4 làm ngày khai giảng năm học mới được cho là do đây là thời điểm khu vực phía bắc bán đảo Triều Tiên chuyển từ mùa đông sang mùa xuân, phù hợp cho cây cối đâm chồi nảy lộc và lễ khai giảng là phép ẩn dụ với ý nghĩa trẻ em Triều Tiên là mầm non của đất nước.
Hàn Quốc
Ảnh: Yonhap |
Ở xứ sở kim chi, lễ khai giảng được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3 với hy vọng mùa xuân mang nhiều điều ấm áp và hạnh phúc, sẽ phù hợp cho những khởi đầu mới.
Vào ngày này, học sinh tề tựu sau kỳ nghỉ đông trong khi thầy cô mang hoa đến chúc mừng các em bước vào năm học mới. Một số trường học còn chuẩn bị bóng bay và thả lên trời sau khi buổi lễ khai giảng kết thúc. Những trái bóng mang theo mong ước của các em học sinh sẽ bay thật cao, thật xa lên bầu trời, đó cũng là ý nghĩa của nghi thức này.
Năm học bắt đầu từ tháng 3 năm nay đến tháng 2 năm sau, đươc chia thành 2 học kỳ từ tháng 3 đến tháng 7 và tháng 9 đến tháng 2. Dù quy định giờ học từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều nhưng hầu hết các em đều phải ở lại đến tối muộn để hoàn thành bài tập. Vì lẽ đó, Hàn Quốc đư cho là một trong những quốc gia có nền giáo dục khắt khe nhất thế giới.
Nga
Ảnh: Getty Images |
Ngày 1/9 hằng năm, còn được gọi là Ngày tri thức, đánh dấu ngày khai giảng năm học mới ở Nga. Trẻ em mang theo hoa để tặng thầy cô giáo và tham dự một buổi lễ đặc biệt. Buổi lễ kết thúc với tiếng chuông reo để tượng trưng cho "chuông đầu tiên" của năm học mới.
Nếu ngày 1/9 rơi vào ngày thứ Bảy, học sinh vẫn phải đi dự lễ và các lớp học thực tế sẽ bắt đầu vào thứ Hai. Thời gian biểu của các học sinh Nga khá tương đồng với Việt Nam: bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 năm sau.
Brazil
Ảnh: Reuters |
Cũng giống như nhiều nước ở Nam bán cầu, Brazil có năm học kéo dài từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 12. Tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục trong toàn năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng. Những môn học được giảng dạy chính ở Brazil gồm toán, địa lý, lịch sử, khoa học, giáo dục thể chất và tiếng Bồ Đào Nha. Mỗi lớp học ở đất nước này thường có 30 học sinh.
Ukraine
Ảnh: Getty Images |
Giống như ở Nga, học sinh Ukraine sẽ tổ chức lễ khai giảng vào ngày 1/9, nhưng những năm gần đây do tình hình đất nước bất ổn nên nhiều ngôi trường đành bỏ qua nghi thức này. Với những học sinh may mắn được đi học, các em thường mặc trang phục truyền thống đẹp mắt, háo hức cầm hoa tới trường dự lễ khai giảng.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)