Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trào lưu làm đẹp sau... 10 giây: Có khả năng mất mạng

(DS&PL) -

Phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật tiện lợi, nhanh gọn, rẻ tiền được giới trẻ ưa chuộng hiện nay được các bác sĩ cảnh báo là có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nâng mũi không cần phẫu thuật đang trở thành xu hướng làm đẹp tiện lợi, nhanh gọn, rẻ tiền được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này được các bác sĩ cảnh báo có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo hướng dẫn trên nhiều trang mạng, để nâng mũi không cần phẫu thuật, các bạn gái chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ để mua một bộ dụng cụ được bán phổ biến trên các trang web mua sắm ở các nước Đông Nam Á. Bộ đồ này bao gồm hai chốt cong nhỏ (chốt silicon), dài từ 2 đến 3cm. Sản phẩm nổi tiếng nhất có xuất xứ từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhiều cơ sở ở Trung Quốc làm nhái và bán với giá chỉ 1 Bảng Anh/bộ (30.000 đồng).

Chốt silicon nâng mũi được giới trẻ ưa chuộng.

Đầu tiên người sử dụng sẽ phải chèn hai cái chốt vào hai lỗ mũi. Những chiếc chốt này được cho là làm bằng silicon. Sau đó, sử dụng móc để điều chỉnh các chốt sao cho chúng tạo thành góc 45 độ bên trong mũi, làm thay đổi hình dạng của mũi. Tuy vậy, người dùng được khuyến cáo không nên đeo chúng quá 8 tiếng.

Một trang mạng giới thiệu, chiếc kẹp giá khoảng 100.000 đồng, có tác dụng nâng cao và làm thon gọn vùng mũi. Chỉ cần bỏ ra 15- 20 phút kẹp mũi mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu chiếc mũi cao thon gọn chuẩn “Tây”.

Không chỉ riêng trào lưu nâng mũi bằng chốt silicon, kẹp silicon, nhiều bạn gái sính nâng mũi bằng filler (chất làm đầy). Họ tin rằng có thể đẹp lên chỉ sau 10 giây mà không hề đau đớn và trải qua cuộc phẫu thuật kinh hoàng.

GS. Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình (bệnh viện Xanh-Pôn) cho hay: “Trào lưu nâng mũi bằng silicon thịnh hành ở khá nhiều nước. Việc đó được tư vấn kỹ càng và do các bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Giới trẻ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang tự làm đẹp cho mình và cho rằng “không cần đến dao kéo” nên không nguy hại. Cách làm này đe dọa sức khỏe người dùng. Những chấn thương do chốt silicon gây ra là không tránh khỏi, có thể bị nhiễm trùng thậm chí hít chốt silicon vào cơ thể”.

Nói về phương pháp nâng mũi nhờ kẹp silicon, GS.Thiết Sơn khẳng định, mũi cao hay thấp là do di truyền nên không thể thay đổi bằng các phương pháp tác động từ bên ngoài như kẹp hay vuốt mũi. Bởi mũi được cấu tạo hai phần là xương mũi và sụn mũi. Khung sụn – xương mũi là giá đỡ cho tổ chức phần mềm ở trên. Kẹp nâng mũi chỉ có tác dụng vào phần sụn mềm phía dưới, bộ phận có thể di động. Do vậy sử dụng kẹp để mũi cao và thon hơn không có tác dụng như quảng cáo.

Thực tế, các chuyên gia lo ngại trào lưu nâng mũi không cần phẫu thuật có thể đe dọa đến tính mạng. Điển hình là phương pháp nâng mũi bằng tiêm filler không mang đến vẻ đẹp mà hầu hết là chiếc mũi biến dạng, thậm chí hoại tử. Filler là một chất được tiêm vào cơ thể người có nhu cầu làm đẹp bằng phương pháp không xâm lấn. Chất này thay thế acid hyaluron- ic trong tế bào hoặc các tổ chức bị thiếu hụt, gây mất thẩm mỹ. Mục đích của filler là làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn.

“Nhiều bạn trẻ ưa chuộng phương pháp filler là do ưu điểm cho hiệu quả tức thì, không cần đụng dao kéo. Thế nhưng, filler chỉ có tác dụng trong vòng 4-6 tháng. Muốn duy trì kết quả, cần tiếp tục điều trị, giá mỗi lần thực hiện khoảng 10 - 20 triệu đồng”, GS.Sơn thông tin.

Thời gian gần đây, khoa Phẫu thuật Tạo hình (bệnh viện Xanh-Pôn) đã từng tiến hành khắc phục sự cố, thậm chí cấp cứu cho rất nhiều trường hợp gặp biến chứng do tiêm filler. Phần lớn đều do nâng mũi, làm căng mọng môi dẫn đến bị biến dạng, hoại tử.

“Bệnh viện cũng từng phẫu thuật lấy bỏ filler cho một nam thanh niên người nước ngoài do dùng filler tiêm vào dương vật nhằm tăng kích thước, thể hiện bản lĩnh. Hậu quả khiến bộ phận này gặp phản ứng viêm, nhiễm trùng”, GS.Sơn nói.

GS.Sơn khuyến cáo, giới trẻ không nên nâng mũi bằng filler, chất này không thể đậu trên sống mũi. Cấu tạo sống mũi của chúng ta có đặc điểm nửa phần trên là xương, phần dưới là sụn. Cả phần mũi có hình tháp, nếu bổ ngang sẽ cho hình tam giác. Do đó, filler không thể đậu trên đỉnh của tam giác này và bị ép xuống khiến dịch tràn sang hai bên cánh mũi. Đó chính là nguyên nhân khiến mũi bị biến dạng, chưa kể đến việc nhiễm trùng, hoại tử do chất liệu không đảm bảo.

Ngân Giang

Tin nổi bật