Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trào lưu 'đủ like là làm': Những cú 'like' đẩy người vào chỗ chết

(DS&PL) -

Hiện tượng đưa ra những thách thức quái dị và gây nguy hiểm để câu like trên mạng xã hội ngày càng bùng phát. Minh chứng là rất nhiều trường hợp đã xảy ra.

Hiện tượng đưa ra những thách thức quái dị và gây nguy hiểm để câu like trên mạng xã hội ngày càng bùng phát. Minh chứng là rất nhiều trường hợp đã xảy ra.

Những thách thức quái dị

Mới đây nhất, Trần Thị Ngọc T. (13 tuổi, trú xã Ninh Thọ, TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã lỡ câu like trên Facebook cá nhân rằng nếu đủ 1.000 like sẽ châm lửa đốt ở trường học.

Và khi lượt like đã đủ, nhiều ý kiến bắt buộc T. “hãy thực hiện đi”. Sợ bị đánh nếu không thực hiện lời đã hứa, T. đã cầm bịch xăng đổ trước phòng y tế của Trường THCS Phạm Ngũ Lão (xã Ninh An, TX.Ninh Hòa) và châm lửa đốt.


Trước đó, tài khoản Facebook có tên Nguyễn Tiến đã “tuyên bố”: "Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem". Sau khi được dân mạng chia sẻ, bức hình cùng trạng thái thách đố này đã nhận được hàng trăm ngàn lượt like. Nguyễn Tiến cho biết: “Tối nay, 7 giờ, tôi sẽ thực hiện lời nói của tôi, tôi sẽ tẩm xăng nhảy xuống kênh Tân Hóa... Đặc biệt là tôi không biết bơi, nhưng tôi đã nói là nhất định là tôi sẽ làm”. Ngay sau đó, chàng trai này đã bị công an tạm giữ điều tra về hành vi tự thiêu.

Chỉ sau vài ngày làm xôn xao dư luận với màn tự thiêu nhảy xuống cầu, cũng chính Nguyễn Tiến tiếp tục thách thức mọi người “Đủ 100.000 like sẽ đâm dao vào người mình” và người này tự đâm thật để giữ lời hứa.

Đấy là chưa kể có vô số cách câu like bắt đầu từ những lời thách thức quái dị, ngông cuồng và gây nguy hiểm đã và đang xuất hiện trên mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook. Có thể kể như: “Đạt được 70.000 like và 25.000 share sẽ mặc đồ lót nhảy cầu và uống hết một ca nước sông”, “Nếu đủ 200.000 like sẽ tung ảnh nude”, “Đủ 20.000 like, 500 share, 1.000 bình luận để xem video lột đồ”…

Và sau khi đủ lượt like đã đem ra thách đố, những nhân vật này, kể cả nam lẫn nữ, không ngần ngại quay phim lại hành động đã thực hiện để “giữ lời hứa”. Có người còn phát trực tiếp trên Facebook…

Người chỉ trích, kẻ 'like'

Có không ít ý kiến phản đối gay gắt những kiểu câu like như vậy. Cho rằng “quá vớ vẩn”, “tại sao lại vì lượt like ảo mà cố gắng làm những điều nguy hiểm đến thế chứ”…

Lê Thị Thúy, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết: “Nhìn những lời thách đố rất sốc và vô cùng phản cảm như thế quá dị ứng. Mình sẽ không bao giờ like, không thể tiếp tay cho những thành phần câu like sống ảo thế này”.

Tương tự, Nguyễn Quốc Anh, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, nói “tự thiêu hay có hành động đốt trường để 'câu like' giúp cá nhân 'gây sốc' ngay lập tức đạt được nhu cầu 'được mọi người biết đến', nhưng để lại hậu quả lớn mà người trong cuộc chưa lường hết được. Rất mong mọi người không ủng hộ. Vì một lần vô tình nhấn like tưởng chừng vô hại có thể dẫn đến những hành động dại dột, có thể ảnh hưởng tới đời sống, thậm chí là tính mạng của người thực hiện”.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, vẫn có khá nhiều dân mạng vì muốn được chứng kiến “nó sẽ làm ra sao”, “nó có dám làm không nhỉ”, “để xem nó có dám thực hiện lời hứa không”… đã ủng hộ, liên tục chia sẻ, kêu gọi mọi người cùng like.

“Đóng góp một like thôi thì có mất mát gì đâu, cũng chẳng làm ảnh hưởng tới ai. Họ muốn like nhiều thì mình 'tặng' họ một like, lại có khả năng được xem những 'màn biểu diễn' lạ đời”, thành viên Bích Phượng, nói.

Đáng chú ý hơn cả, là những lời thách thức càng quái, càng nguy hiểm thì được ủng hộ nhiều hơn, qua đó càng nhanh chóng đạt chỉ tiêu like và càng được nhiều người chia sẻ để biến nó thành hiện thực.

Khi nào nhà trường và cha mẹ còn "lỗi nhịp" với thế giới của con trẻ...

“Chuyện nhiều bạn trẻ có hành vi lệch lạc thậm chí đến mức điên rồ trên mạng đã được xã hội phân tích rất nhiều lần, thế nhưng không phải nhà trường nào cũng quan tâm giáo dục văn hóa sử dụng Facebook cho học sinh, không phải cha mẹ nào cũng biết Facebook là gì và biết cách để giúp con nhận ra các nguy cơ trên đấy, dạy con biết tự bảo vệ mình, giúp con biết miễn nhiễm trước các trào lưu xấu. Khi nào nhà trường và cha mẹ còn "lỗi nhịp" với thế giới của con trẻ, để mặc con bị lôi kéo trên thế giới online, thì khi đó những chuyện tự thiêu, nhảy sông, đốt trường... để câu like chắc chắn vẫn sẽ còn tiếp diễn”.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trưởng Bộ môn Tâm lý học Ứng dụng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Nguồn: Thanh Niên

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]zmm7I2Wiam[/mecloud]

Tin nổi bật