Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tranh cãi việc kênh truyền hình Anh mạo danh Nữ hoàng Elizabeth để cảnh báo nạn "tin giả"

(DS&PL) -

Kênh Channel 4 đã gây tranh cãi khi sử dụng công nghệ deepfakes mạo danh Nữ hoàng Anh Elizabeth để đưa ra cảnh báo về nạn "tin giả".

Kênh Channel 4 đã gây tranh cãi khi sử dụng công nghệ deepfakes mạo danh Nữ hoàng Anh Elizabeth để đưa ra cảnh báo về nạn "tin giả".

Kênh Channel 4 của Anh hiện đang gây tranh cãi vì sử dụng công nghệ deepfakes để giả mạo Nữ hoàng Elizabeth. Được biết, đoạn video giả của Channel 4 sẽ kéo dài 5 phút. Trong đó, "nữ hoàng giả" sẽ nói về cảm nghĩ của bà trong năm 2020 với nhiều sự kiện lớn, bao gồm việc vợ chồng Hoàng tử Harry rời khỏi hoàng gia. 

Hình ảnh Nữ hoàng Anh Elizabeth bị làm giả trên chương trình của kênh Channel 4. Ảnh: Channel 4

Lý giải về sự việc này, kênh Channel cho biết họ muốn đưa ra cảnh báo cho người xem về những nguy cơ của nạn "tin giả" trong thời đại kỹ thuật số. Cụ thể, giám đốc sản xuất chương trình Ian Katz mô tả video này là "lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng chúng ta không thể tin tưởng vào những gì trước mắt mình".

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận xét việc này có thể khiến dư luận hiểu nhầm rằng công nghệ deepfakes đang được sử dụng phổ biến trong thời hiện đại. Sam Gregory, giám đốc chương trình của Witness, một tổ chức sử dụng video và công nghệ để bảo vệ quyền con người cho biết: "Chúng tôi chưa từng thấy công nghệ deepfakes được sử dụng ở các lĩnh vực nào khác ngoài mục đích tấn công phụ nữ. Chúng ta nên cẩn trọng về việc cảnh báo khán giả không nên tin tưởng những gì họ thấy tận mắt. Điều này có thể hiện họ tin rằng deepfakes đang phổ biến hơn tin thật".

Ông nói thêm: "Việc để cho mọi biết về công nghệ deepfakes là đúng. Nhưng không nên để họ nghĩa rằng chúng ta đang bị bao quanh bởi những thứ giả mạo". 

Areeq Chowdhury, một nhà nghiên cứu chính sách công nghệ, chia sẻ ông ủng hộ quyết định cảnh báo về deepfake của Channel 4 nhưng nhấn mạnh công nghệ này không gây ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với việc chia sẻ thông tin.

Ông Chowdhury phát biểu: "Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên lo lắng về công nghệ này. Nhưng vấn đề chính của deepfakes là người dùng sử dụng chúng để tạo các video khiêu dâm chứ không có nhiều tác động tới hoạt động chia sẻ tin tức".

Chuyên gia Deepfakes, Henry Ajder cho biết: "Tôi nghĩ trong trường hợp này, video không đủ thực tế để trở thành mối quan tâm nhưng việc thêm tuyên bố từ chối trách nhiệm trước khi video giả được hiển thị hoặc thêm hình mờ để người ngoài không thể cắt và chỉnh sửa có thể giúp cung cấp chúng một cách có trách nhiệm hơn".

Minh Hạnh (Theo Guardian)

Tin nổi bật