Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trang trại 300 tỷ của sư thầy Thích Thanh Toàn ở chùa Nga Hoàng giờ ra sao?

(DS&PL) -

Đã 8 tháng kể từ khi sư thầy Thích Thanh Toàn hoàn tục, "trang trại 300 tỷ" từng gây xôn xao dư luận giờ đây trở nên hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm.

Đã 8 tháng kể từ khi sư thầy Thích Thanh Toàn hoàn tục, "trang trại 300 tỷ" từng gây xôn xao dư luận giờ đây trở nên hoang hóa, bạc màu, cỏ dại mọc um tùm.

[presscloud]16011[/presscloud]

Video: Một góc khu trang trại tại chùa Nga Hoàng

Quay trở lại chùa Nga Hoàng (thôn Nga Hoàng, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) vào một chiều tháng 6 nắng như đổ lửa, nhóm PV Đời sống& Pháp luật khá bất ngờ bởi không gian vắng vẻ, tĩnh mịch nơi đây.

Ngôi chùa này có diện tích khoảng 8.000 m2, từng là nơi trụ trì của đại đức Thích Thanh Toàn - nhà sư xin hoàn tục sau khi bị tố gạ tình nữ phóng viên gây xôn xao dư luận.

Chùa Nga Hoàng (có tên gọi khác là Quan âm thiền tự) nằm cạnh khu cánh đồng của địa phương, cách khá xa khu dân cư và bên trong được xây dựng, bài trí không giống với nhiều ngôi chùa bình thường khác. Ngôi chùa được xây dựng khá khang trang, quy mô và bề thế với các lư hương, thềm rồng, tượng phật nguy nga.

Kể từ khi xảy ra vụ việc của sư thầy Thích Thanh Toàn, chùa trở nên tĩnh mịch và ít người qua lại hơn.

Theo chia sẻ của người dân sống gần chùa Nga Hoàng, từ khi về trụ trì chùa Nga Hoàng, sư Toàn đã có hoạt động giao dịch, mua bán đất ruộng với người dân địa phương với giá 65 triệu/sào (360m2) để làm trang trại.

Theo lời sư Toàn, trang trại ở khu vực chùa Nga Hoàng có diện tích khoảng 6.000m2, là tài sản cá nhân của mình, không thuộc chùa và trị giá khoảng 200-300 tỷ đồng.

Ghi nhận của PV Đời sống & Pháp luật, khu đất nói trên một phần được sử dụng để xây dựng chùa, phần khác được sư Toàn bố trí làm đường, trồng rau, thảo dược, đào ao nuôi cá. Một phần chưa sử dụng hiện các hộ dân đang trồng lúa và hoa màu.

Người dân địa phương chia sẻ, các sản vật từ trang trại này để phục vụ những người ở chùa, một phần sẽ mang đi làm từ thiện. 

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khu trang trại trị giá 300 tỷ từng gây xôn xao dư luận lại trở nên hoang hóa, cỏ mọc um tùm, nhà lưới trồng rau xập xệ, xuống cấp.

Mặc dù vẫn có một số phật tử, người làm công quả tại chùa thế nhưng khu trang trại, vườn thảo dược đã không còn xanh mướt như thời điểm thầy Toàn còn trụ trì, giờ đây, đất đai bạc màu, cây cỏ, hoa lá héo úa, cỏ mọc chắn lối.

Một số hình ảnh về "trang trại 300 tỷ" rộng lớn này được PV ghi lại:

Nếu như trước kia, khu trang trại rộng khoảng 6.000m2 được thầy Toàn cho dựng nhà lưới, trồng rau quả, thảo dược...

...với đa dạng các loại cây ăn quả, thảo dược xanh tốt..

... được chăm bẵm, tưới tắm cẩn thận...

... thì nay, đât đai trở nên bạc màu.

Nhà lưới xập xệ, xuống cấp vì không được sửa chữa, sử dụng.

Nhà tạm ngổn ngang gỗ mục, đồ đạc.

Các thức rau vàng úa, không người thu hoạch

Con đường gạch đỏ đẹp đẽ khi trước giờ đây có phần heo hút hơn bởi cỏ dại mọc um tùm, không được dọn dẹp cẩn thận.

Đường ra khu trang trại cỏ mọc lấn lối.

Hoa cỏ héo úa do thiếu đi sự chăm sóc. 

Đọc thêm: 

Trở lại chùa Nga Hoàng sau khi sư thầy Thích Thanh Toàn hoàn tục

Chùa Nga Hoàng chưa có trụ trì mới sau 8 tháng sư thầy Thích Thanh Toàn hoàn tục

Trước đó, tháng 10/2019, tại buổi làm việc với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, sư thầy Thích Thanh Toàn đã có tờ trình xin xả giới hoàn tục, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được giữ lại trang trại gần 6.000m2 mà theo thầy Toàn có giá trị khoảng 200-300 tỷ.

Trao đổi với báo chí, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, số đất sư Toàn tự mua xung quanh chùa Nga Hoàng của người dân không đúng theo Luật Đất đai nên UBND huyện Tam Đảo đã ra thông báo đề nghị giao lại toàn bộ diện tích đất nói trên cho UBND xã Hợp Châu quản lý.

Trong trường hợp việc mua bán gần 6.000 m2 đất là hợp pháp thì tài sản này cũng thuộc về chùa Nga Hoàng và phải bàn giao lại cho Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc chứ không có việc sư Toàn sau khi hoàn tục sẽ được hưởng.

Theo Luật Phật chế, một vị tỳ kheo khi vào chùa thì tất cả những gì họ đang sử dụng đều thuộc về Tăng (Tăng đoàn). Đến khi vị tỳ kheo mất đi, ngay cả tài sản trên mình gồm 3 tấm áo cà sa cũng phải chuyển lại cho Tăng, không có sự thừa kế ở đây mà do Tăng đoàn quyết định.


Bạch Hiền- Thủy Tiên

Tin nổi bật