Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TQ đóng cửa khẩu: Cơ hội cho VN tìm kiếm, mở rộng thị trường

(DS&PL) -

(ĐSPL) - “Kể cả không có sự căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam vẫn nên tìm các thị trường khác để cấu trúc lại nền kinh tế", TS Lê Duy Hiếu nói về việc TQ có khả năng đóng một số cửa khẩu với VN.

(ĐSPL) - “Kể cả không có sự căng thẳng trên Biển đông, Việt Nam vẫn nên tìm một thị trường khác để cấu trúc lại nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế ấy đòi hỏi phải tìm kiếm những thị trường chất lượng cao hơn, rộng hơn như Mỹ, Nhật Bản, các thị trường Châu Âu…”.
Xung quanh thông tin Trung quốc có khả năng đóng một số cửa khẩu với Việt Nam, phóng viên Báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với TS Lê Duy Hiếu, Viện Kinh tế Việt Nam.
TS Lê Duy Hiếu.
Trước việc Trung Quốc tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch, trong thời gian tới một số cửa khẩu có khả năng sẽ dừng hoạt động. Theo ông, điều này liệu có gây ra những khó khăn nào không?
Việc Trung Quốc kiểm soát ngặt nghèo đường tiểu ngạch và đi đến một giải pháp kỹ thuật là có khả năng đóng một số cửa khẩu để tăng việc kiểm soát. Đây vừa là một thách thức, vừa là một cơ hội đối với Việt Nam.
Thách thức vì 90\% hàng hoá tiêu dùng là nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tăng cường hàng kiểm soát, thậm chí là đóng cửa một số cửa khẩu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thông thường của người Việt Nam.
Đứng về phương diện sản xuất, Trung Quốc kiểm soát hàng tiểu ngạch. Thậm chí sắp tới có khả năng đóng một số cửa khẩu sẽ dấn đến tình trạng thu hẹp thị trường xuất khẩu, sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực nông lâm nghiệp.
Hơn nữa còn hạn chế cung sản phẩm trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đáp ứng, chưa sẵn sàng để thay thế cung sản phẩm đó, hơn nữa đó lại là cung giá rẻ.
Trong truyền thống lịch sử lâu đời, người Việt Nam có thói quen tiêu dùng hàng hoá giá rẻ. Trong khi Trung Quốc hạn chế đưa hàng hoá sang Việt Nam, thì các công ty trong nước, những doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có khả năng vươn tới thị trường mới để đáp ứng do sự hạn chế “cung” từ hàng hoá Trung Quốc dẫn đến sự xáo trộn trong thị trường Việt Nam.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, động thái của Trung Quốc cũng đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ông nghĩ sao về điều này?
Đứng trên phương diện giao thương kinh tế của hai nước mà nói, một thị trường thu hẹp lại thì nó sẽ hạn chế rất nhiều không những đến tiêu dùng mà cả sản xuất, nhất là trong khu vực nông nghiệp vì chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp và nguyên liệu
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc hạn chế cửa khẩu ở Việt Nam đối với hàng hoá của Trung quốc sang Việt Nam lại là một cơ hội cho thị trường trong nước. Bởi vì hiện nay hàng năm chúng ta nhập siêu của Trung Quốc là 12 tỉ USD. Nếu Trung Quốc hạn chế nhập khẩu hàng hoá Việt Nam thì nó cũng hạn chế sự nhập siêu của Việt Nam.
Đây là một cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam: đó là  cơ cấu lại sản phẩm để mở rộng ra các thị trường khác, hướng tới những thị trường hiệu quả hơn như  Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
Việc xuất khẩu ra những thị trường lớn đòi hỏi  chất lượng sản phẩm phải được đáp ứng, nó như một cơ hội để Việt Nam có thể nâng cao chất lượng sản phẩm đến với thị trường lớn hơn. Nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu ra sang Nhật Bản, Mỹ đồng nghĩa việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Dù sớm hay muộn, chúng ta phải  cơ cấu lại quan hệ kinh tế đối ngoại. Nhân tiện câu chuyện hạn chế và kiểm soát cái tiểu ngạch cũng như việc đóng cửa các cửa khẩu, đây chính là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tạo ra một thị trường mang tính chất lành mạnh và ít phụ thuộc hơn vào trung quốc.
Các mặt hàng nông lâm thuỷ sản với thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm sâu. Điều này có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam?
Một thời kỳ rất dài chúng ta xuất khẩu các sản phẩm chưa qua chế biến, hoặc chế biến ở một giai đoạn thô. Điều này bộc lộ ra một cơ cấu kinh tế yếu kém trong nhiều thập niên mà chúng ta khắc phục quá chậm.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc dừng hoạt động cửa khẩu, họ có toan tính và biết rất rõ việc dừng hoạt động cửa khẩu sẽ tác động đến tình hình kinh tế của Việt Nam. Một khi thị trường thu hẹp lại thì chắc chắn sản xuất sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Nếu Trung Quốc đóng cửa khẩu, theo ông cụ thể nông sản nào sẽ bị ảnh hưởng nhất và biện pháp khắc phục sẽ như thế nào?
Trước mắt sẽ là gạo, cao su, cà phê… Những sản phẩm chất lượng thấp mà chưa vươn ra các thị trường mới như gạo, cao su, cà phê là những mặt hàng ảnh hưởng rất nặng nề vì các mặt hàng này chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc.  
Chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng và phương cách để khắc phục tình trạng này.
Thí dụ nếu xuất ra một khối lượng sản phẩm sang thị trường Mỹ, thì lượng vốn vay ngoại tệ sẽ được giảm đi tương ứng hay là chúng ta có thể hạ giá đồng ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu đối với thị trường mới, đó là một trong những giải pháp rât hữu hiệu để hạn chế phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Kể cả không có sự căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam vẫn nên tìm một thị trường khác để cấu trúc lại nền kinh tế của chúng ta. Cơ cấu kinh tế ấy đòi hỏi phải tìm kiếm những thị trường chất lượng cao hơn, rộng hơn như Mỹ, Nhật Bản, các thị trường Châu Âu.
Chỉ trong khuôn khổ các thị trường đó thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam mới được nâng cấp lên. Còn nếu cứ mãi trong tình trạng sản xuất hàng sơ chế xuất khẩu thì khả năng cạnh tranh hàng Việt Nam rất là thấp.
Xin chân thành cám ơn ông!
Trước đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, phía Trung Quốc đang tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thậm chí, thời gian tới một số cửa khẩu có khả năng sẽ dừng một thời gian. 

Còn tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm (tổ chức chiều 27/6), ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN-PTNT) thông tin, hiện nhiều nông sản Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, lúa gạo, cao su, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 40\% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, còn thanh long, vải, bột sắn, thị trường này chiếm 80-90\%. Trong tháng 5-6 các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đang có dấu hiệu giảm sâu với thị trường Trung Quốc.

Tin nổi bật