Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TPHCM: Trường hợp nhiễm vi rút Zika đã lên con số 62

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đến thời điểm hiện tại TP.HCM đã ghi nhận 62 trường hợp bị nhiễm vi rút Zika, Bình Thạnh là huyện có nhiều trường hợp nhất.

(ĐSPL) - Đến thời điểm hiện tại TP.HCM đã ghi nhận 62 trường hợp bị nhiễm vi rút Zika, Bình Thạnh là huyện có nhiều trường hợp nhất.

Theo thông tin chính thức từ Trung tâm y tế dự phòng TP HCM, tính đến 15 giờ ngày 20/11/2016 thành phố Hồ Chí Minh đã có 62 trường hợp nhiễm vi rút Zika được xác định. Đã có 16 trên tổng số 24 quận huyện ghi nhận do vi rút Zika, Bình Thạnh là huyện có nhiều ca nhiễm vi rút nhất tại khu vực TPHCM.

Trung tâm y tế dự phòng TP HCM cũng khuyến cáo người dân, đặc biệt là thai phụ cần chủ động phòng tránh muỗi đốt; mọi người, mọi nhà tự diệt muỗi, diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika.

Số lượng trường hợp nhiễm Zika đã lên đến 62.

Trước đó, 17/11, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn trong buổi giám sát công tác phòng, chống bệnh Zika trên địa bàn phường Hiệp Thành (quận 12, TP.HCM).

Ngày 18/11/2016, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến lần thứ năm của Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (2005) liên quan đến chứng đầu nhỏ, các rối loạn thần kinh khác và vi rút Zika. 

Tổng giám đốc WHO đã thông báo nhiễm vi rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế dẫn tới thế giới phải có đáp ứng và điều phối khẩn cấp, cũng như cung cấp những hiểu biết mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và hậu quả nghiêm trọng lâu dài đối với sức khỏe mà WHO, các quốc gia và các đối tác phải quản lý như là mối đe dọa bệnh truyền nhiễm.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm,

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Quang Hưng

Clip đang được xem nhiều:

[mecloud]HfKktMxQCW[/mecloud]

Tin nổi bật