Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TPBank cấp bảo lãnh thực hiện dự án đầu tư cho CTCP Phát triển Bất động sản Dragon

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Bất động sản Dragon là pháp nhân có liên quan đến CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, CTCP Hải Phòng Invest. Doanh nghiệp này đang sở hữu 1,25% vốn điều lệ của TPBank.

Ngày 1/3, HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán: TPB) đã ban hành Nghị quyết số 14/2024/NQ-TPB, thông qua việc cấp món bảo lãnh bảo đảm thực hiện dự án đầu tư cho Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Dragon. Trước đó, vào ngày 15/12/2023, HĐQT nhà băng này cũng thông qua việc cấp tín dụng cho CTCP Phát triển Bất động sản Dragon.

Cũng trong tháng 12/2023, CTCP Phát triển Bất động sản Dragon đã gây chú ý cho giới đầu tư khi mua hơn 27,6 triệu cổ phiếu TPB, tương ứng với 1,25% vốn điều lệ của TPBank. Giao dịch được thực hiện trong phiên 6/12 nhằm mục đích mở rộng danh mục đầu tư. Ước tính theo giá đóng cửa phiên 6/12 (17.450 đồng/cổ phiếu), CTCP Phát triển Bất động sản Dragon đã chi ra khoảng 480 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên.

Theo báo cáo, Bất động sản Dragon là pháp nhân có liên quan đến CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, CTCP Hải Phòng Invest. Trước khi thực hiện giao dịch trên, doanh nghiệp này không sở hữu cổ phần TPBank, trong khi trong khi nhóm cổ đông trên nắm giữ tổng cộng 10,13% vốn.

Ảnh minh họa.

Nên biết, Bất động sản Dragon mới được thành lập ngày 25/11/2023, có trụ sở tại trụ sở tại lô 3C, Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý IV/2023, lợi nhuận sau thuế trong quý của TPBank giảm mạnh gần 68% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn gần 494 tỷ đồng.

Trong văn bản giải trình, TPBank cho biết lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng trong bối cảnh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chưa ổn định và chưa có nhiều khởi sắc, cùng với việc ngân hàng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và thực hiện các biện pháp giảm lãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân với số lãi giảm hàng nghìn tỷ đồng.

Trong quý, thu nhập lãi thuần của TPBank ghi nhận mức 3.996 tỷ đồng, tăng gần 44% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ đem  về cho nhà băng này 114 tỷ đồng, tương ứng mức giảm tới 86%. Ở chiều ngược lại, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng đột biến 325%, lên mức 342,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, riêng trong quý IV, TPBank đã đẩy mạnh trích lập dự phòng với khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức hơn 1.970 tỷ đồng, tăng hơn 1.855 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản chi phí dự phòng tăng mạnh đã ăn mòn đáng kể khiến lãi ròng sụt giảm mạnh.

Lũy kế cả năm 2023, thu nhập lãi thuần của TPBank ghi nhận mức 12.424 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. Lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 15,3%, xuống còn 2.279 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư lần lượt báo lãi 779,1 tỷ đồng và 855,8 tỷ đồng; tương ứng tăng 90% và 100% so với cùng kỳ.

Năm 2023, TPBank dành hơn 3.946 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng hơn 2.100 tỷ đồng so với năm 2022. Sau cùng, TPBank báo lãi sau thuế cả năm 2023 ở mức 4.463 tỷ đồng, giảm 28%.

Kết thúc năm 2023, tổng tài sản của TPBank ở mức 356.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối 2022, vốn điều lệ tăng ở mức hơn 22.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 27,5% trong năm 2023 và đạt 205.262 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tại TPBank tăng 6,8% trong năm qua lên 208.262 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh 35% lên hơn 44.000 tỷ. Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cải thiện từ 16,7% lên 21,1%.

Về chất lượng tín dụng, tại ngày 31/12/2023, dư nợ xấu của TPBank ở mức hơn 4.200 tỷ đồng, tăng 210% so với đầu năm. Tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 0,84% của năm 2022 lên 2,05%.

Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 1.115 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với đầu năm, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 1.426 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là 1.659 tỷ đồng, tăng gấp 4,3 lần.

Hiếu Nguyễn

Tin nổi bật