Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Top những món ăn cầu may mắn được người Trung Quốc ưa chuộng vào dịp Tết

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Cá, sủi cảo và cam quýt là những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người Trung Quốc, tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an lành và đủ đầy.

Mì trường thọ

Mì trường thọ là món mì đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất đặc biệt. Nguyên liệu chính gồm có mì với nước dùng được ninh từ vịt quay rút xương, thịt cắt sợi, xương sống và một số loại rau củ quả như nấm đông cô, cần tây, bông hẹ...

Tuy nhiên sợi mì sẽ không cắt mà để dài vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ của người Hoa. Cũng chính vì vậy mà vào thời khắc chuyển giao sang năm mới hay sinh nhật, thay vì tặng cho họ một chiếc bánh sinh nhật, người Trung Quốc sẽ tặng một bát mì trường thọ với ý nghĩa cầu chúc khỏe mạnh, trường thọ, bình an.

Mì trường thọ là món mì đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất đặc biệt.

Sủi cảo

Sủi cảo có lịch sử hơn 1.800 năm, là món ăn truyền thống đem lại may mắn vì hình dáng giống thỏi bạc. Món thường được ăn vào đêm giao thừa với quan niệm càng ăn nhiều càng kiếm được nhiều tiền.

Sủi cảo thường gồm thịt băm và rau thái nhỏ, bọc trong một lớp bột mỏng. Các loại nhân phổ biến khác là tôm, cá, thịt gà. Món ăn thường được chế biến bằng cách luộc, hấp, chiên hoặc nướng.

Bánh tổ (bánh Niên Cao)

Ăn bánh tổ là phong tục trong dịp Tết Nguyên đán tại nhiều nơi ở Trung Quốc như người Phúc Kiến có bánh tổ đỏ hoặc trắng, người Ninh Ba có bánh tổ xay trong nước, người Tô Châu có bánh tổ hoa quế hay người Bắc Kinh có bánh tổ bách quả. Do tên gọi Niên Cao của loại bánh này đồng âm với từ "năm nào cũng cao", tức công việc và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Món bánh này mang ý nghĩa năm mới gặt hái được nhiều thành công. 

Gà nguyên con

Gà là từ đồng âm với may mắn và thịnh vượng, phổ biến trong các bữa tối đoàn tụ.

Gà là từ đồng âm với may mắn và thịnh vượng, phổ biến trong các bữa tối đoàn tụ. Thịt gà thường được phục vụ nguyên con, tượng trưng cho sự trọn vẹn, đồng thời biểu thị sự khởi đầu và kết thúc tốt đẹp.

Thịt gà thường được om hoặc quay với gừng hoặc đậu nành. Theo truyền thống, thịt gà nguyên con sẽ được dâng lên tổ tiên (cúng) và các vị thần để cầu phúc. Chân gà thường được người trụ cột trong gia đình ăn với quan niệm có thể giúp họ giữ của cải.

Bánh trôi nước

Bánh trôi nước là món ăn chính trong Lễ hội đèn lồng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ở miền Nam nước này, mọi người ăn bánh trôi trong suốt dịp Tết Nguyên đán.

Bánh trôi nước đồng âm có nghĩa với từ "đoàn viên". Ngoài ra, dạng tròn và nhỏ nhỏ tụ tập lại thành cụm trong chén tạo nên một ý nghĩa gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Nên đó là lý do mà món chè này thường được yêu thích vào dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc.

Theo người Hoa, cá là món ăn sẽ mang lại cho họ sự giàu có, dư giả quanh năm. Bữa cơm đêm giao thừa thường rất thịnh soạn và theo truyền thống sẽ có món cá. Ở một số nơi, cá sẽ không được ăn hết, mà để lại qua đêm, như vậy, sẽ thành “Niên niên hữu ngư” (năm năm có cá). Người Trung Quốc làm như vậy với mong muốn cả năm sắp tới sẽ có cuộc sống đầy đủ, dư giả. Bởi lẽ “Niên niên hữu ngư” trong tiếng Hán đồng âm với cụm từ “Niên niên hữu dư", ý chỉ cả năm dư thừa, sung túc, đầy đủ.

Nem rán

Nem rán (chả giò) thường được ăn trong các lễ hội mùa xuân.

Nem rán (chả giò) thường được ăn trong các lễ hội mùa xuân. Đây là món ăn Tết Nguyên đán phổ biến ở các tỉnh thành phía đông như Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến.

Nem rán nằm trong danh sách dim sum Quảng Đông thường hình trụ, gồm rau, thịt và nhiều nguyên liệu khác, sau đó bọc trong màng bột mỏng rồi đem chiên đến khi chín vàng đều.

Cơm bát bảo 

Món ăn được làm từ gạo nếp hấp chín trộn với đường, dầu, hoa quế, táo đỏ, hạt sen, hạt bo bo, long nhãn, quýt, anh đào và những loại quả, hạt khác. Theo quan niệm của người Trung Quốc, 8 loại hạt và quả trong món ăn đều mang ý nghĩa tốt lành, cầu chúc sự may mắn, sức khỏe, hòa thuận, trường thọ và sung túc. Chẳng hạn hạt sen tượng trưng cho sự hòa thuận, nhãn đại diện cho sự đoàn tụ, quýt tượng trưng cho sự may mắn, táo đỏ tượng trưng cho sự ra đời của 1 em bé…

Thịt viên đầu sư tử

Thịt viên có hình dáng giống đầu sư tử, là món ăn phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt ở Thượng Hải. Sư tử tượng trưng cho sức mạnh trong văn hóa Trung Quốc, trong khi thịt viên với hình tròn tượng trưng cho sự đoàn kết gia đình.

Thịt lợn viên tự làm mềm và ngọt được hấp hoặc om, ăn kèm với rau và rưới nước sốt.

Heo sữa quay

Heo sữa quay cả con không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở Trung Quốc.

Heo sữa quay cả con không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở Trung Quốc. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới, heo sữa quay còn được ưa thích bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn.

Với lớp da giòn tan, vàng ươm, thịt chín mềm, ngon ngọt bắt mắt nên heo sữa quay được dùng để cúng thần Tài cầu may mắn.

Giá đỗ

Đây là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người Tô Châu, Thượng Hải vào dịp Tết Nguyên đán. Họ quan niệm hình ảnh đậu nành nảy mầm và mọc thành giá tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng và may mắn.

Trái cây

Một số loại trái cây thường được ăn trong dịp Tết, như quýt, cam và bưởi. Những loại quả này được chọn vì có màu vàng, tượng trưng cho sự viên mãn và giàu có.

Việc bày và ăn quýt, cam mang lại may mắn, tài lộc do cách phát âm và viết chữ. Trong tiếng Trung, cam (và quýt) phát âm giống thành công. Còn quýt có cách viết giống chữ "cát" trong "cát tường", mang ý nghĩa may mắn.

Tin nổi bật