Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Top 10 quốc gia có nền kinh tế "thụt lùi" nhất 2017

(DS&PL) -

Một lần nữa, Venezuela đứng đầu trong bảng danh sách những nền kinh tế thấp nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Bloomberg.

Một lần nữa, Venezuela đứng đầu trong bảng danh sách những nền kinh tế thấp nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Bloomberg.

Nếu năm 2016 là năm của những biến cố chính trị thì năm 2017 chính là thời điểm các nền kinh tế bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về chính quyền và luật pháp. Tạp chí Bloomberg mới đây đã công bố danh sách 10 quốc gia có các chỉ số lạm phát và thất nghiệp cao nhất thế giới.

10 quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển 2017 - Ảnh: Bloomberg

Trong vòng 3 năm liên tiếp, Venezuela luôn dẫn đầu bảng xếp hạng này bởi những rắc rối về các chính sách kinh tế cũng như xã hội. Cuộc khủng hoảng kinh tế về xuất khẩu dầu mỏ – nguồn thu ngoại tệ đáng kể duy nhất của quốc gia này – đã dẫn đến tình trạng biểu tình bạo lực, các siêu thị thiếu hàng hóa hay thậm chí bệnh viện không còn các loại thuốc cơ bản.

Bảng xếp hạng cho thấy các quốc gia trung tâm châu Âu cũng đang trải qua một quá trình thay đổi lớn về cơ cấu và chính sách kinh tế. Đặc biệt, Ba Lan là quốc gia đã tăng thứ hạng đáng kể với tỉ lệ lạm phát lên tới 1.8% đầu tháng 1/2017, giữ vị trí thứ 28. Một số nước đang trong đà tăng lạm phát và thất nghiệp tương tự bao gồm Estonia, Slovakia hay Mexico. Sau cuộc bầu cử Mỹ 2016, đồng peso của Mexico đã tụt giá 11% và nhà nước đã ngừng trợ giá nhiên liệu xăng dầu.

Ngược lại, bảng xếp hạng của những quốc gia đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế bao gồm nhiều nước quen thuộc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong và Thái Lan nhờ những chính sách phát triển thị trường việc làm đúng đắn.

10 quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất 2017 - Ảnh: Bloomberg

Sau thiên tai hạn hán dẫn đến lạm phát giá thức ăn năm 2016, Peru đang nỗ lực cải thiện các điều kiện hỗ trợ đầu tư nước ngoài nhằm thu hút ngoại tệ và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia lân cận và người dân. Na-uy, sau khi cải thiện và điều chỉnh giá hàng nhu yếu phẩm, đang dần lấy lại uy tín với cộng đồng sau khủng hoảng kinh tế đầu năm 2016.

Những nước đứng đầu về kinh tế như Mỹ, Anh, Đức… vẫn giữ vững các chỉ số này và không có nhiều thay đổi đáng kể. Một số chuyên gia kinh tế nhận định chính phủ Mỹ cần nhiều chính sách phát triển kinh tế mới nếu không muốn Trung Quốc nhanh chóng vượt qua.

Thu Phương (Theo Bloomberg)

Tin nổi bật