Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Putin: “Sẽ không có chiến tranh Triều Tiên”

(DS&PL) -

Tại Diễn đàn Kinh tế Miền Đông ở Vladivostok, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng rằng sẽ không có xung đột quân sự quy mô lớn nào nữa trên bán đảo Triều Tiên.

Tại Diễn đàn Kinh tế Miền Đông ở Vladivostok, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng rằng sẽ không có xung đột quân sự quy mô lớn nào nữa trên bán đảo Triều Tiên.

Nhà quan sát chính trị người Nga Anatoly Wasserman giải thích rằng Tổng thống Putin là người hiểu được vấn đề mấu chốt trong căng thẳng Triều Tiên nên ông có thể đưa ra những phán đoán chính xác.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể của diễn đàn, ông Putin cho biết ông tin tưởng rằng tất cả các bên liên quan đều có thể "có đủ hiểu biết và nhận thức được rằng họ phải chịu trách nhiệm với người dân trong khu vực”. Tổng thống Nga cũng khẳng định cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là thông qua ngoại giao.

"Cũng giống như đối tác Hàn Quốc, tôi chắc chắn sẽ không có xung đột quân sự quy mô lớn nào xảy ra, đặc biệt là vấn đề sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt", nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm.

Trong một bài viết đăng trên RIA Novosti, Anatoly Wasserman đã phân tích những nhận xét của Tổng thống. Theo ông Wasserman, trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Không quân Mỹ đã rải tổng cộng 635.000 tấn bom xuống bán đảo, gây ra hơn 3 triệu thương vong dân sự, phần lớn là ở miền Bắc.

Tổng thống Nga Putin nhận định sẽ không có xung đột vũ trang trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Sputnik

"Cho đến bây giờ tôi đã hiểu, cả 2 miền Triều Tiên đều nhớ những vụ diệt chủng và không cho phép ai đó lặp lại. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng, trong số tất cả những người tham gia cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên, chỉ có Mỹ là có khả năng hành xử không đủ mạnh mẽ”, nhà quan sát cho hay.

Wasserman gợi ý: "Với hoàn cảnh như vậy, tôi tin rằng Tổng thống Hàn Quốc nên có những hành động thiết thực, bao gồm việc kết hợp hài hòa giữa nhắc nhở, răn đe và hứa hẹn cung cấp Triều Tiên một số lợi ích trong các dự án kinh tế”.

Nhà quan sát giải thích: “Một mặt, sự tham gia vào các dự án như vậy sẽ làm suy yếu đáng kể hành vi hung hăng của Bình Nhưỡng cho dù không thể hoàn toàn loại bỏ. Mặt khác, kinh nghiệm toàn cầu cho thấy rằng khi một quốc gia có tiềm năng kinh tế to lớn, có cơ hội xây dựng quốc phòng nhanh chóng thì không cần phải chi tiêu rất nhiều tiền để làm như vậy”.

Trong giai đoạn đầu của cuộc tranh chấp liên quan đến tham vọng hạt nhân từ phía Triều Tiên, Washington đã tuyên bố với Bình Nhưỡng rằng sẽ giúp giải quyết một số vấn đề năng lượng nghiêm trọng bằng cách cung cấp đủ năng lượng với giá hợp lý. Mỹ cũng hứa sẽ giúp Triều Tiên trở thành một tổ hợp năng lượng hạt nhân hùng mạnh sử dụng công nghệ của Mỹ, đảm bảo không có khả năng sử dụng phức hợp này cho các mục đích quân sự.

"Bình Nhưỡng sẵn sàng chấp nhận những đề nghị này", ông Wasserman viết. "Nhưng sau đó, Washington đã cân nhắc về một số vấn đề và quyết định từ chối thực hiện lời hứa. Do đó, Triều Tiên đã buộc phải tự phát triển năng lượng hạt nhân của riêng mình, tạo ra cơ hội tiếp tục dự án chế tạo vũ khí hạt nhân. Hành động của Mỹ đã khiến tình trạng trầm trọng hơn", nhà quan sát cáo buộc.

Cuối bài viết, Wasserman khẳng định rằng một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn trên bán đảo Triều Tiên không thực sự đem lại lợi ích gì cho các bên liên quan và đối thoại là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp.

(Theo Sputnik)

Tin nổi bật