(ĐSPL) - Hôm 16/11, Nga tuyên bố nước này chính thức rút khỏi quy chế thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) - tổ chức thường trực chịu trách nhiệm xét xử tội phạm chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
TTXVN dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, việc Moskva rút khỏi Quy chế Rome được thực hiện theo chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin.
Năm 2000, Nga đã ký tham gia Quy chế Rome thành lập ICC, tòa án thường trực xét xử tội phạm chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Theo Vnexpress, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định trong một tuyên bố rằng Nga muốn tất cả mọi người liên quan đến tội phạm quốc tế phải đối mặt với công lý nhưng bày tỏ thất vọng về công việc của tòa án trong những năm gần đây.
"Tòa án đã không hoạt động được như kỳ vọng và cũng không trở thành một cơ chế công lý quốc tế thực sự độc lập và được tôn trọng", bộ này nói.
Sắc lệnh của Putin được đưa ra một ngày sau khi ủy ban nhân quyền của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết lên án "sự chiếm đóng tạm thời Crimea" của Nga và cho rằng Nga vi phạm nhân quyền như phân biệt đối xử với một số cư dân ở Crimea.
Moskva cho biết nước này không hài lòng phán quyết của ICC về cuộc chiến tranh ngắn ngày giữa Nga và Gruzia hồi năm 2008. Nga cho rằng ICC đã phớt lờ hành động xâm chiếm làm hại dân thường của Tbilisi ở Nam Ossetia - khu vực ly khai khỏi Gruzia.
Tờ Dân Trí đưa tin, Sắc lệnh của Tổng thống Putin được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban Nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn một phán quyết lên án sự “chiếm đóng tạm thời” của Nga đối với Crimea và cáo buộc lạm dụng nhân quyền của Nga tại Crimea. Trước đó, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình hồi năm 2014 và vấp phải sự chỉ trích dữ dội của phương Tây về động thái này.
Điều 127-Rút khỏi quy chế (Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế): “Một quốc gia thành viên có thể rút khỏi Quy chế này bằng một thông báo bằng văn bản gửi cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Việc rút khút khỏi Quy chế sẽ có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày Tổng Thư ký nhận được thông báo, trừ trường hợp thông báo có ghi rõ thời hạn muộn hơn. Một quốc gia sẽ không được miễn, với lý do rút khỏi Quy chế, những nghĩa vụ phát sinh từ Quy chế này trong thời gian là thành viên của Quy chế, kể cả nghĩa vụ tài chính có thể đã dồn lại. Việc rút khỏi quy chế không ảnh hưởng tới bất kỳ sự hợp tác nào với Tòa án trong việc điều tra tội phạm và hoạt động tố tụng mà quốc gia rút khỏi Quy chế có nghĩa vụ phải hợp tác và đã bắt đầu trước thời điểm việc rút khỏi Quy chế của Quốc gia đó có hiệu lực cũng như không cản trở theo bất kỳ cách nào tới việc tiếp tục giải quyết bất kỳ vấn đề nào đã được Tòa án xem xét trước thời điểm việc rút khỏi Quy chế có hiệu lực.” Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính chất tham khảo. Link nguồn: http://www.un.org/law/icc/index.html |
GIA BẢO (Tổng hợp)
Video tin tức được xem nhiều:
[mecloud]Q5RpG8CPf1[/mecloud]