Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Mỹ kế nhiệm cần cải thiện quan hệ Nga – Mỹ?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Liên tục xuất hiện những căng thẳng giữa Nga và Mỹ, đặc biệt các hoạt động nhằm tăng sức mạnh quân sự của NATO cũng đẩy quan hệ hai nước nóng lên.

(ĐSPL) – Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện những căng thẳng giữa Nga và Mỹ, đặc biệt các hoạt động nhằm tăng sức mạnh quân sự của NATO cũng đẩy quan hệ hai nước nóng lên hơn bao giờ hết.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel - Ảnh: Reuters.

Trước bối cảnh đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đưa ra lời khuyên, nếu muốn căng thẳng hạ nhiệt thì ông chủ Nhà Trắng nhiệm kỳ tới cần phải trao đổi, hợp tác, hiệp lực cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra lời khuyên cho Tổng thống Mỹ kế nhiệm cần ưu tiên trong quan hệ hợp tác với Tổng thống Nga Putin.

Atlantic Council (Mỹ) dẫn lời cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel: “Mối quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức rất thấp. Mỹ hiện đang tham gia vào cuộc tập trận quân sự chung với Gruzia, chỉ cách biên giới Nga vài dặm, trong khi Hải quân Mỹ hiện đang lên đường đến gần vùng biển của Nga ở biển Baltic.

Bản thân NATO cũng đang gia tăng hiện diện quân sự ở sườn đông của châu Âu, rất dễ đẩy Mỹ - Nga vào một cuộc chiến”. Thêm vào đó, trong chiến lược quân sự quốc gia gần nhất, Mỹ không ngần ngại nêu tên Nga là mối đe dọa chính đối với an ninh của nước này.

Trong khi đó, học thuyết quân sự mới của Nga chỉ rõ, việc tăng cường quân sự của khối NATO và sự mở rộng phạm vi hoạt động của khối quân sự do Mỹ đứng đầu về phía biên giới của Nga là mối đe dọa chính từ bên ngoài đối với an ninh Nga.

“Chúng ta cần phải hiểu, Tổng thống Nga là một nhà lãnh đạo cứng rắn, ông ấy có quá nhiều kinh nghiệm để đối phó với các nhà lãnh đạo khác. Dù đôi lúc chúng ta cảm thấy khó chịu trước cách hành xử của người đứng đầu Moscow, nhưng đã có rất nhiều thiệt hại xảy ra trên thế giới và cho đến khi cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo bắt đầu, thì chúng ta cần xem xét, giải quyết và nhìn nhận lại vấn đề”, ông Hagel cho biết tại Hội đồng NATO trung tuần tháng Năm.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra gợi ý rằng, Tổng thống Mỹ kế nhiệm phải gạt bỏ sự kiêu hãnh của mình, cùng với Tổng thống Nga Vladimir Putin thảo luận mọi vấn đề để hạ nhiệt căng thẳng. Nói về kế hoạch tăng sự hiện diện của NATO ở vùng biển Baltic, ông Hagel cảnh báo, điều này có thể dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn.

Ông Hagel nói: “Mỹ cần phải cẩn thận trong từng quyết định. Bởi việc này có thể sẽ đưa Mỹ rơi vào tình huống mà chính chúng ta không ngờ tới. Với việc NATO triển khai thêm quân cho các quốc gia vùng Baltic, Nga sẽ phản ứng bằng những hành động tương xứng và khi đó cả hai bên có thể sẽ càng thúc đẩy nhanh một cuộc Chiến tranh Lạnh khác”.

Ngoài ra vị chính khách danh dự của Hội đồng NATO cũng phân tích, các quan chức Washington đang thất bại khi coi những hoạt động “hiếu chiến” không cần thiết này là những chính sách lâu dài. “Tình hình vẫn sẽ căng thẳng nếu NATO tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự của mình dọc biên giới của Nga.

Muốn tăng cường sự ổn định và an ninh chung châu Âu, Mỹ cần lên tiếng để nối lại các cuộc đối thoại về kiểm soát vũ khí. Tất cả lực lượng đã được gửi đến cần phải quay về địa điểm triển khai thường xuyên”, ông Hagel nhận định. Atlantic Council cũng dẫn lời bình luận của cựu quan chức quốc phòng này về Tổng thống kế nhiệm của Mỹ.

“Tôi không muốn nói nhiều về việc ai sẽ là người tiếp theo chèo lái con thuyền nước Mỹ, dù là ai, tôi cũng sẽ ủng hộ. Tuy, có nhiều ý kiến xoay quanh ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton, người đi tiên phong của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, nhưng tôi thấy cả hai đều rất thú vị, có cách tiếp cận chính trị độc đáo”, ông Hagel chia sẻ.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, cựu trợ lý cấp cao của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề Trung Đông Dennis Ross cũng đưa ra lời nhận định về vai trò của Nga khi triển khai quân can thiệp tại Syria.

Ông Ross nhận định: “Sự can thiệp quân sự của Nga đã xoay chuyển tình thế tại Syria. Điều này đã đưa người Nga vào thế mạnh hơn. Đồng thời, việc Moscow can thiệp quân sự ở Syria không chỉ củng cố vị trí của Tổng thống Syria Bashar Assad, mà còn giúp Nga thoát khỏi sự cô lập quốc tế. Đã đến lúc Tổng thống Barack Obama phải kêu gọi và tìm kiếm sự giúp đỡ của ông Putin”.

PHƯƠNG ANH (Theo Sputnik, Atlantic Council)

Video tin tức được xem nhiều:

[mecloud]D3W15q3WaZ[/mecloud]

Tin nổi bật