Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào ngày 12/6 tới là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài và kịch tính trong nhiều tháng.
Cùng nhìn lại những mốc thời gian quan trọng trong những tháng cuối cùng của quá trình ngoại giao dẫn tới cuộc gặp mặt đầu tiên trong lịch sử giữa một tổng thống Mỹ tại nhiệm và một nhà lãnh đạo Triều Tiên:
Cuối tháng 3 - đầu tháng 4: Ngoại trưởng Michael Pompeo, sau đó là giám đốc CIA và thư ký của ứng cử viên chính phủ, bí mật tới Triều Tiên để đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un về kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh. Chuyến đi được công bố vào ngày 17/4.
Ngày 9/5: Triều Tiên trao trả 3 tù nhân Mỹ cho ông Pompeo trong chuyến đi thứ hai tới Triều Tiên. Động thái này được dư luận quốc tế đánh giá cao và đích thân Tổng thống Trump đã lên tiếng cảm ơn.
Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo - Ảnh: WashingtonPost |
Ngày 13/5: Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton trả lời phỏng vấn trên truyền hình Mỹ rằng mô hình giải phóng kho vũ khí hạt nhân của Libya nên được chính quyền Triều Tiên áp dụng.
Ngày 16/5: Trong một tuyên bố đe dọa rút khỏi hội nghị thượng đỉnh, thứ trưởng ngoại giao đầu tiên của Triều Tiên, Đại tướng Kim Kye Gwan, cho rằng nhận xét của ông Bolton hết sức "vô lý".
Ngày 17/5: Tổng thống Trump tìm cách xoa dịu chính quyền Triều Tiên bằng tuyên bố rằng Lybia không có điểm chung với quốc gia này và các biện pháp quốc phòng của Bình Nhưỡng sẽ luôn được đảm bảo trong bất kỳ thỏa thuận nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có quá trình đàm phán cam go - Ảnh: CNN |
Ngày 24/5: Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Son Hui tiếp tục đe dọa rút khỏi hội nghị thượng đỉnh, cảnh báo đã chuẩn bị cho một cuộc đua vũ khí hạt nhân với Washington nếu cần thiết và gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là “chính trị gia giả mạo”.
Cùng ngày, Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh, viện dẫn các phát ngôn "gây hấn" của Bình Nhưỡng nhưng để ngỏ khả năng tái đàm phán.
Ngày 25/5: Ông Trump tuyên bố 2 nước đang nỗ lực tái đàm phán với hy vọng tiếp tục tổ chức hội nghị thượng đỉnh như dự kiến sau khi các quốc gia khác như Nga, Hàn Quốc lên tiếng.
[presscloud]2597[/presscloud]
Ngày 26/5: Chính quyền Triều Tiên công khai video hủy bỏ khu thử nghiệm vũ khí hạt nhân Punggye-ri để bày tỏ thiện chí nối lại quá trình ngoại giao đồng thời, cho thấy nước này đã nghiêm túc thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa.
Ngày 30/5: Ngoại trưởng Pompeo và cựu điệp viên Triều Tiên Kim Yong Chol có hai ngày đàm phán tại New York nhằm cố gắng đạt được cam kết chính thức cho hội nghị thượng đỉnh. Các quan chức Mỹ cũng gặp gỡ các quan chức Triều Tiên trong Khu phi quân sự Bàn Môn Điếm.
Ngày 1/6: Tổng thống Trump tiếp đón Đại tướng Kim Yong Chol và nhận một bức thư của ông Kim Jong Un. Sau 90 phút đàm phán, ông Trump chính thức tuyên bố hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra như dự kiến vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton sẽ có mặt trong đoàn đại biểu Mỹ.
Lực lượng an ninh đặc biệt xuất hiện tại khu vực trung tâm Singapore - Ảnh: NST |
Ngày 5/6: Các quan chức Mỹ xác nhận thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh kéo dài từ ngày 12 – 14/6, bao gồm nhiều cuộc gặp riêng.
Ngày 6/6: Chính phủ Singapore lên tiếng xác nhận địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh là quẩn thể khách sạn cao cấp Capella trên đảo Sentosa. Nhiều chuyên gia cho rằng chính phủ đã huy động lực lượng an ninh đặc biệt Gurkhas nhằm đảm bảo điều kiện an ninh cao nhất cho cuộc gặp.
Thu Phương (Theo Reuters)