18 người bị chôn vùi ở Hòa Bình, hàng nghìn ngôi nhà tại Ninh Bình bị ngập sâu, "vỡ đê" ở Hà Nội, sập cầu ở Yên Bái khiến nhiều người bị cuốn trôi....là những hình ảnh đau xót trong trận mưa lũ lịch sử vừa qua.
Theo thống kê của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 21h ngày 15/10, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã khiến 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương.
18 người bị chôn vùi ở Hòa Bình
Vào lúc 1h10 ngày 12/10 xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại xóm Khanh, xã Phú Cường, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, vùi lấp 18 người và 7 nhà sàn.
Hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: VnExpress |
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng năng đã huy động đến hàng trăm người, máy móc và cả chó nghiệp vụ đã tham gia tìm kiếm các nạn nhân. Tuy nhiên, việc tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn, do lượng đất đá đổ ụp xuống quá lớn. Trong sáng ngày 12/10, 8 thi thể nạn nhân đã được tìm thấy. Đến chiều cùng ngày thi thể thứ 9 được tìm thấy và nạn nhân thứ 10 được phát hiện vào sáng 13/10.
Lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nạn nhân. Ảnh: Dân Trí |
Ngày 15/10, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể 3 mẹ con chị Bùi Thi Sinh (36 tuổi), cháu Bùi Thị Son (SN 2008) và Đinh Công Thắng (SN 2017). Khi được tìm thấy, chị Sinh đang ôm chặt cháu Thắng vào lòng và nằm trong chiếc chăn.
Từ chiều qua (15/10) lực lượng chức năng đã phải dùng mìn phá đá để tìm kiếm những nạn nhân còn lại.
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể nạn nhân ra ngoài. Ảnh: Vietnamnet |
Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được 14/18 nạn nhân. Do có quá nhiều đá lớn, đội tìm kiếm cứu nạn phải nổ nhiều mìn. Sau khi chuyển ra, xác các nạn nhân tìm thấy được người thân đưa đi an táng.
Hàng nghìn ngôi nhà ở Ninh Bình bị ngập sâu
Trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, hàng nghìn ngôi nhà ở Ninh Binh bị ngập sâu, có nơi ngập tới 2m.
Nhà dân bị ngập sâu. Ảnh: VOV |
Ngày 12/10, mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế (Ninh Bình) đạt mức 5,51m- trên mực nước lũ lịch sử năm 1985 là 0,27 m. Tỉnh Ninh Bình đã phải di dời khẩn cấp 200.000 dân thuộc 12 xã của 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan trong đêm.
Ngập sâu ở Ninh Bình. Ảnh: Tri thức Trực tuyến |
Người dân phải di chuyển bằng thuyền. Ảnh: Infonet |
Sập cầu ở Yên Bái, nhiều người bị cuốn trôi
Vào khoảng 12h ngày 11/10, nước lũ trên suối Ngòi Thia (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) dâng cao, khiến cầu Thia nối giữa thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn bất ngờ bị lũ cuốn trôi.
Nước lũ đổ về thị xã Nghĩa Lộ. Ảnh: Báo Trí Thức Trẻ |
Sự cố đã khiến nhiều người rơi xuống sông và bị nước lũ cuốn trôi. Trong các nạn nhân gặp nạn có phóng viên Đinh Hữu Dư, phóng viên thường trú của TTXVN tại Yên Bái.
Cầu Thia bị sâp. Ảnh: Báo Dân Việt |
Theo ông Chu Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, cầu Thia có 4 nhịp cầu, nước lũ đã cuốn mất nhịp cầu ở phía giữa. Sự việc đã khiến nhiều khu vực bị cô lập.
Gần 6.000 con lợn chết đuối ở Thanh Hóa
Tối 9/10 đến sáng 10/10, trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn. Mưa lớn kéo dài, khiến nước sông Hoàng dâng cao và bị vỡ ở đoạn chảy qua địa bàn thôn 2, láng Tế Độ, xã Tế Nông, khiến hàng trăm hộ dân bị ngập nước.
Chủ trang trại bất lực chứng kiến 6.000 con lợn chết đuối. Ảnh: Tri thức trực tuyến |
Ngày 11/10, nước lũ tràn vào khu vực trang trại lợn của một doanh nghiệp ở thị trấn Thống Nhất (huyện Yên Định), khiến gần 6.000 con lợn bị chết đuối.
Một vài con lợn cố gắng thoát thân trong nước lũ. Ảnh: Dân Việt |
"Vỡ đê" ở Hà Nội
Sáng 12/10, đoạn đê Bùi 2 thuộc xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ. Tuy không gây thiệt hại về người, nhưng sự việc đã khiến nhiều xã bị ngập sâu.
Hình ảnh đê bùi bị vỡ. Ảnh: Vietnamnet |
Nhiều nơi bị ngập nặng. Ảnh: Vietnamnet |
Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) mênh mông trong biển nước. Ảnh: Dân Trí |
Chiều 13/10, ông Đỗ Đức Thịnh- Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, vỡ đê ở Chương Mỹ là "vỡ có kế hoạch" nằm trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó.
Hồ Hòa Bình mở 8 cửa xả lũ
Ảnh: Dân Việt |
Trước hình hình mưa lũ phức tạp, ngày 11/10, hồ Hòa Bình phải mở dến 8/12 cửa xả đáy để thoát lũ. Đây là 1 trong 2 lần mở cửa xả đáy lớn nhất trong lịch sử. Lần đầu tiên vào khoảng cuối những năm 90
Hoàng Yên (T/h)