Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình trạng "một mâm cơm 5 người quản lý", vụ sữa giả "nóng" câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai ở vụ gần 600 loại sữa giả.

Ngày 17/4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 3 khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó có dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ 9.

Góp ý về nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt sau vụ công an phát hiện và triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ gần 600 loại sữa giả vừa qua, cũng như thực trạng đáng lo về thức ăn đường phố, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, kiến nghị cần làm rõ đơn vị quản lý để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, không thể để hiện tượng "một mâm cơm 5 người quản lý".

"Sản phẩm sữa giờ ai chịu trách nhiệm khi Bộ Công Thương trả lời không thuộc đối tượng quản lý, thế ai quản lý 600 loại sữa này? ai quản lý thực phẩm thức ăn đường phố khi có 5.000 - 10.000 đồng/que thịt bán ở cổng trường cho các cháu học sinh, thịt bẩn hay thịt sạch, ai quản lý? Đây là vấn đề nổi lên hiện nay cần phải làm rõ ra", báo Người lao động dẫn lời nguyên Phó Chủ tịch nước nói.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu. (Ảnh: NLĐ)

Liên quan đến vấn đề này, GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng kiến nghị cần mạnh mẽ lên án, tìm giải pháp quyết liệt, có hiệu quả để giải quyết những vụ như vụ gần 600 loại sữa giả vừa qua.

GS Đường cho biết, 2 hai doanh nghiệp Rance Pharma và Hacofood Group đã lừa dân trong 4 năm, sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỉ đồng.

"Họ dùng quảng cáo nêu thành phần chiết xuất từ tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó..., nhưng thực tế sản phẩm hoàn toàn không có những chất này. Tiếp tay lại là những nhân vật có tiếng trong showbiz, quảng cáo rất rầm rộ, lừa dân đến 4 năm liền", VOV dẫn lời ông Đường nêu bức xúc và đề nghị cơ quan chức năng xử lý dứt điểm vấn đề này.

Trong khi đó, theo Tuổi trẻ, bà Bùi Thị Thanh, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Việt Nam, nêu thực tế hiện nay người dân rất băn khoăn, lo lắng, bất an về nhiều vấn đề, nhất là giá vàng tăng đột biến, tình trạng sữa giả, thuốc giả rất nhức nhối gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Từ thực trạng trên, bà Thanh đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần kiến nghị với Đảng, Chính phủ xử lý nghiêm tội phạm công nghệ cao, tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả, hành kém chất lượng.

“Sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp tổ chức bộ máy, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe ý kiến để phát hiện những vấn đề bất cập để điều chỉnh hợp lý giúp đảm bảo quyền lợi người dân”, bà Bùi Thị Thanh kiến nghị.

Tin nổi bật