Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình Syria mới nhất ngày 4/5: Nga và Iran tranh giành ảnh hưởng với chính phủ Assad?

(DS&PL) -

Tình hình Syria mới nhất ngày 4/5: Nga và Iran tranh giành ảnh hưởng với chính phủ Assad, lực lượng người Kurd từ chối hoà giải theo đề nghị của Damascus…

Tình hình Syria mới nhất ngày 4/5: Nga và Iran tranh giành ảnh hưởng với chính phủ Assad, lực lượng người Kurd từ chối hoà giải theo đề nghị của Damascus…

Nga và Iran tranh giành ảnh hưởng với chính phủ Assad

Nga và Iran được cho là đang tranh giành ảnh hưởng đối với chính phủ Syria. Ảnh minh hoạ: Getty

Những bất đồng giữa Nga và Iran – hai đồng minh thân thiết nhất của chính phủ Syria Bashar al-Assad đang bắt đầu lộ diện. Các nhà ngoại giao và nhà phân tích cho biết, Moscow và Tehran đang cố gắng tạo ra ảnh hưởng nhiều hơn đối với chính phủ Damascus và điều này có thể sẽ làm gia tăng thêm sự phức tạp cho cuộc xung đột Syria.

Cả người Nga và người Iran đều muốn có thể thể hiện mình là người chiến thắng thực sự của cuộc chiến tranh và gặt hái những lợi ích kinh tế cũng như chiến lược từ việc ủng hộ Tổng thống Assad, theo các nhà phân tích. Tuy nhiên, việc điều động hậu trường cùng với báo cáo địa phương về việc các lực lượng thân Nga đang đụng độ với dân quân thân chính phủ Iran ở miền Bắc Syria cho thấy căng thẳng đang gia tăng.

Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng hồi tháng trước, trong hàng ngũ cấp cao của các cơ quan an ninh Syria đã có một số thay đổi quan trọng. Theo đó, Nga bị cho là gây áp lực nhằm làm suy yếu quyền lực của em trai Tổng thống Assad là ông Maher - chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cộng hòa và Sư đoàn Bốn Thiết giáp ưu tú của quân đội Syria – một người được coi là thân Iran.

Lực lượng người Kurd từ chối hoà giải theo đề nghị của Damascus

Lãnh đạo SDF khẳng định sẽ không đồng ý thoả thuận hoà giải mà Damascus đề ra. Ảnh: Getty

Lực lượng người Kurd tại Syria cho biết họ sẽ đối thoại với chính phủ của Tổng thống Assad nhưng cảnh báo không thể thông qua thỏa thuận "hòa giải" do Damascus quy định.

"Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với chính quyền Syria, với chính quyền trung ương, để đạt được một giải pháp dân chủ cho toàn Syria, bao gồm cả phía Đông Bắc", ông Mazloum Kobani - người đứng đầu Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn tuyên bố. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi không thể giải quyết các vấn đề hiện có và các vấn đề lớn trong khu vực này ... thông qua thỏa thuận hòa giải".

Với sự hậu thuẫn từ liên minh do Mỹ dẫn đầu, các chiến binh người Kurd đã đi đầu trong cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở các khu vực mà họ kiểm soát tại Syria. Đến ngày 23/3/2019, sau khi đánh bật các chiến binh thánh chiến khỏi làng Baghouz - thành trì cuối cùng của chúng, SDF và Mỹ đã tuyên bố đánh bại IS.

Ngoài các trận chiến chống IS, người Kurd phần lớn đứng ngoài cuộc nội chiến kéo dài 8 năm của Syria, thay vào đó xây dựng các tổ chức của riêng họ. Thông báo gây sốc của Washington vào tháng 12/2018 rằng họ sẽ rút quân khỏi Syria đã đẩy người Kurd vào tình thế bị buộc phải xây dựng lại quan hệ với chế độ Damascus, nhưng các cuộc đàm phán cho đến nay đã không đạt được thỏa hiệp.

LHQ bị tố lên kế hoạch chuyển tất cả viện trợ nhân đạo cho Syria đến Damascus

Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Getty

Khi chiến tranh Syria bước vào năm thứ 8, các kế hoạch bị rò rỉ của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy tổ chức này quyết định chuyển tất cả các hoạt động viện trợ sang thủ đô Damascus. Động thái mới nhất vấp phải sự chỉ trích vì nhiều người cho rằng diễn biến như vậy cho phép chế độ của ông Assad thẳng tay quyết định ai nhận được sự giúp đỡ.

Mặc dù không có thông báo chính thức nào được đưa ra, nhưng thông tin có sẵn cho thấy trụ sở Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên Hiệp Quốc (OCHA) ở Jordan sẽ được hợp nhất với Damascus, với các thủ tục bắt đầu để chính thức di chuyển. Điều này nghĩa là tất cả viện trợ được thu thập cho Syria thông qua các quốc gia tài trợ sẽ được tập trung và chuyển qua Damascus do chính phủ kiểm soát.

Từ đầu năm 2015, các hoạt động viện trợ được điều hành từ Damascus và ở thủ đô Amman của Jordan lân cận để xử lý việc giao hàng qua biên giới quốc tế và đến các khu vực, bao gồm cả những vùng nằm dưới sự cai trị của phiến quân với khoảng 4,5 triệu người. Các quan chức ở cả hai địa điểm đều được trao quyền quyết định ngang nhau trong nỗ lực thúc đẩy sự công bằng trong chiến tranh.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Citizentv, France24, Fox News)

Tin nổi bật