IS tấn công khiến Syria chìm trong bóng tối
Ngày 18/9, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận gây ra vụ tấn công tuyến đường ống khí đốt tại nhà máy nhiệt điện Deir Ali ở Syria.
Trước đó, hãng thông tấn SANA của Syria dẫn lời Bộ trưởng Điện lực Ghassan Al-Zamil cho biết, một vụ tấn công nhằm vào đường ống dẫn khí đốt tại nhà máy điện Deir Ali đã gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, trong đó có thủ đô Damascus.
“Có một sự sụt giảm đáng kể về áp suất khí đốt, dẫn đến sự cố tại nhà máy điện Deir Ali… do một cuộc tấn công vào đường ống khí đốt”. ông Zamil nói và cho biết công tác khắc phục sự cố đang được triển khai và Damascus sẽ sớm có điện trở lại, sau đó là các khu vực khác.
Ngoại ô thủ đô Damascus của Syria chìm trong bóng tối sau khi bị khủng bố IS tấn công vào đường ống dẫn khí. Ảnh: AP
Tình trạng mất điện đã ảnh hưởng đến Damascus và khu vực xung quanh cũng như một số khu vực khác của Syria.
Các quan chức cho biết, đường ống dẫn khí đốt trên đã bị tấn công 5 lần khác nhau trước đó mặc dù họ không nêu tên thủ phạm.
Thủ đô Damascus đã báo cáo một số âm mưu phá hoại và tấn công khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Syria trong những năm qua. Một sự cố tương tự đã xảy ra tại một đường ống dẫn khí đốt ở ngoại ô thủ đô vào tháng 8/2020, là nguyên nhân dẫn đến sự cố mất điện lớn trên toàn lãnh thổ Syria.
Lại nóng tranh cãi vụ F-35I trúng đạn S-200 Syria
Chuyên gia quân sự Mỹ Michael Peck vừa làm nóng lại thông tin vụ tiêm kích F-35I của Israel bị đạn của S-200 đánh trúng trong cuộc không kích năm 2017.
Không có hình ảnh của phá đánh trúng để làm bằng chứng nhưng chỉ vài giờ sau khi chính quyền Damascus tuyên bố F-35I bị trúng đạn của S-200, tờ Times of Israel cho biết đã có một chiếc tiêm kích tàng hình F-35I không thể hoạt động được với nguyên nhân được xác định là do va chạm với vật thể lạ khiến chiếc máy bay không thể tiếp tục hoạt động.
Cùng với thông tin F-35I va vào vật thể lạ, tờ báo Israel cũng cho biết sự cố này đã xảy ra trước đó. Tuy nhiên, việc chiếc chiến đấu cơ tàng hình được Mỹ thiết kế riêng cho Israel bị thương và được công bố vào đúng thời điểm Syria khẳng định S-200 đã bắn trúng chiếc tiêm kích này khiến tính xác thực trong tuyên bố của Damascus được đánh giá cao.
Tiêm kích F-35I. Ảnh: IAF
Trong khi đó, chuyên gia quân sự, nguyên phát ngôn báo chí của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Andrey Kozhinov đã kiên quyết bác bỏ bỏ thông tin về việc tổ hợp phòng thủ S-200 ở Syria bắn trúng máy bay tiêm kích F-35 của Israel.
Ông Kozhinov giải thích, các phương tiện truyền thông đã đăng tải thông tin sai sự thật khi cho rằng, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Israel đã bị tổ hợp tên lửa S-200 đánh trúng. Trên thực tế phiên bản chiếc máy bay F-35I của Israel đã bị hư hỏng bởi va chạm với một con chim đang bay trên trời.
Chuyên gia này tuyên bố rằng, tại thời điểm xuất hiện thông tin bị trúng đạn, chiếc F-35I chưa tham gia vào các cuộc không kích bởi vì nó chưa đạt tiêu chuẩn sẵn sàng chiến đấu. Vì vậy chiếc máy bay này không liên quan tới cuộc đụng độ với tổ hợp S-200 và cuộc tấn công vào khu dân cư của Syria.
Đồng thời, ông Kozhinov khẳng định với tốc độ có thể đạt được như hiện nay, một chiếc máy bay tiêm kích hiện đại mà va chạm với một con chim cũng tương đương với việc nó bị trúng đạn.
Đến nay thông tin cả hai phía đưa ra vẫn chưa thể kiểm chứng nhưng theo vị chuyên gia Mỹ, việc Israel độ thêm nhiều thiết bị, đặc biệt là thùng nhiên liệu cỡ lớn bên ngoài - loại có thể chứa tới 1930 lít cho F-35I đã khiến dòng chiến đấu cơ tàng hình này dễ lộ diện và hoàn toàn có thể bị những tổ hợp đánh chặn thế hệ cũ như S-200 đánh trúng.
Đây chính là nguyên nhân khiến F-35I bị giảm tính năng tàng hình rất nhiều khi so với phiên bản F-35A trong Không quân Mỹ và của những đồng minh khác mua phiên bản F-35A. Do đó, phòng không Syria sẽ không quá khó để phát hiện và theo sát F-35I khi nó được Không quân Israel điều đến Syria.
Hoa Vũ (T/h)