Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/10: Radar "bí ẩn" của Nga tăng sức mạnh phòng không cho Syria?

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/10: Radar "bí ẩn" của Nga tăng sức mạnh phòng không cho Syria; Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố "không còn kiên nhẫn";...

Radar "bí ẩn" của Nga tăng sức mạnh phòng không cho Syria

Tạp chí EurAsian Times nhận xét, trạm radar Struna-1 do Nga nghiên cứu chế tạo có khả năng rất đặc biệt và sẽ dễ dàng gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ.

Trạm radar Struna-1 do Nga nghiên cứu chế tạo. Ảnh: PTA7

Trước đó giới chức quân sự Mỹ "không quan tâm" đến loại radar mới này của Nga bởi họ chưa có thông tin gì về nó.

Tuy vậy có thể Nga đã nhiều lần sử dụng Struna-1 trên lãnh thổ Syria nhằm phát hiện tiêm kích tàng hình Mỹ ở miền Đông nước Cộng hòa Ả Rập, nơi mà các tổ hợp S-400 bố trí tại căn cứ không quân Hmeimim không thể tiếp cận.

“Đối với radar đơn tĩnh thông thường, máy phát và máy thu được đặt ở cùng một vị trí, chúng dựa vào sóng phản xạ từ máy bay để xác định vị trí hiện tại”, tờ EurAsian Times giải thích.

“Tuy nhiên, với radar Struna-1, máy phát và máy thu có thể bố trí cách xa lên tới 50 km nhờ công suất mạnh vượt trội radar thông thường và cung cấp vùng phủ sóng rộng hơn, bởi vì nó phát hiện được cả sóng bị máy bay tàng hình làm chệch hướng.

Khí tài này còn giảm khả năng lộ diện trước máy bay đối phương xuống dưới 3 lần, giúp nó tan toàn hơn trước đòn đáp trả bằng tên lửa chống bức xạ của đối phương.

Một trong những đặc điểm chính là những cột thu - phát được sử dụng trong tổ hợp Struna-1 có mức tiêu thụ điện năng thấp và không phát ra nhiều bức xạ, nên rất khó bị tấn công bởi tên lửa diệt radar.

Mạng lưới module này được kết nối với một hệ thống giám sát trung tâm, có thể được đặt ở cự ly xa đáng kể so với cột radar và liên kết bằng đường dữ liệu vi ba.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, máy bay tàng hình hiện đại đã khắc phục rất nhiều nhược điểm về việc dễ bị phát hiện bởi các đài radar thế hệ cũ.

Việc nhận diện máy bay tàng hình không phải là không thể, nhưng chắc chắn là khó, tuy nhiên vẫn khả thi với sự trợ giúp của những cải tiến kỹ thuật và phương pháp mới", tờ EurAsian Times nhấn mạnh.

Nếu tính năng của đài radar Struna-1 được khẳng định thì rõ ràng tình hình hiện tại không có lợi đối với máy bay chiến đấu tàng hình thuộc thế hệ thứ năm của Mỹ.

Radar Struna-1 buộc tiêm kích tàng hình F-35 của Israel lộ diện. Ảnh: EurAsian Times

Bên cạnh đó, một sự kiện đáng chú ý cũng được nhắc đến, đó là phòng không Syria thông báo đã phát hiện ra tiêm kích F-35I Adir của Israel khi nó quay trở lại căn cứ không quân Nevatim sau khi tấn công thủ đô Damascus.

Phòng không Syria được cho là đã phóng tên lửa S-200 đuổi theo chiếc F-35 nói trên. Về lý thuyết việc làm này là bất khả thi bởi radar của S-200 không nhận diện được mục tiêu có diện tích phản xạ radar thấp.

Chính vì vậy, chẳng thể loại trừ khả năng Quân đội Syria đã nhận được sự trợ giúp từ radar Sturna-1 của Nga, tổ hợp radar này chưa từng có mặt ở Syria trước đây, do vậy đã không thu hút được chú ý xứng đáng.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố "không còn kiên nhẫn"

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters

Ngày 11/10, Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết, nước này đang chuẩn bị triển khai chiến dịch quân sự mới tại Syria, nơi các lực lượng của Ankara đang gặp phải những cuộc tấn công từ các tay súng người Kurd được Mỹ ủng hộ.

Phát biểu sau khi chủ trì một cuộc họp nội các, Tổng thống Erdogan nói: “Chúng tôi không còn kiên nhẫn được nữa ở một số khu vực đang là nguồn gốc của các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào đất nước chúng tôi từ Syria".

Nhà lãnh đạo tuyên bố: "Chúng tôi quyết tâm loại trừ những mối đe dọa xuất phát từ Syria theo cách của mình. Chúng tôi sẽ tiến hành các bước đi cần thiết tại Syria trong thời gian sớm nhất”.

Phát biểu của ông Erdogan được đưa ra sau một vụ đánh bom xe ngày 11/10 tại thành phố Afrin ở miền Bắc Syria làm 6 người chết, trong đó có ít nhất một tay súng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng ủy nhiệm của nước này đã kiểm soát những vùng lãnh thổ bên trong Syria sau một loạt chiến dịch quân sự từ năm 2016 nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và lực lượng dân quân YPG người Kurd.

Ankara coi YPG là nhánh tại Syria của lực lượng vũ trang ly khai đảng Công nhân người Kurd (PKK), trong khi đó, Washington lại coi YPG là đồng minh trong cuộc chiến chống IS tại Syria bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, ngày 9/20, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã yêu cầu Mỹ từ bỏ “chính sách sai lầm” ở Syria, thay vì cáo buộc Ankara và "phải thành thật hơn với nhân dân và Quốc hội Mỹ”.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật