Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình Biển Đông: Quốc tế nói gì về giàn khoan Nam Hải 9?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Hành động Trung Quốc kéo giàn khoan thứ hai có tên Nam Hải 9 vào Biển Đông lại trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới.

(ĐSPL) – Hành động Trung Quốc kéo giàn khoan thứ hai có tên Nam Hải 9 vào Biển Đông lại trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới.
Trước đó, ngày 18/6, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, nước này đã đưa giàn khoan thứ hai mang tên Nam Hải 9 vào Biển Đông để thăm dò và khai thác dầu khí.
Tin tức từ Infonet cho biết, hành động này của trung quốc đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế. Hầu hết các tờ báo lớn trên thế giới đều đưa tin và bình luận về vụ việc này, chẳng hạn như hãng tin AP, AFP, Reuters, tờ ABC News (Mỹ), Japan Times (Nhật Bản), Channel News Asia (Singapore)…

Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam từ ngày 2/5

"Tọa độ được cho là vị trí cuối cùng mà giàn khoan Nam Hải 9 được quyền hạ đặt là trên hoặc gần đường cách đều giữa bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cố tình hạ đặt giàn khoan trong cả vùng biển tranh chấp lẫn không tranh chấp để nhấn mạnh quan điểm của họ, rằng tất cả các giàn khoan (mà quốc gia này hạ đặt) "đều hoạt động bình thường, bà Holly Morrow, một thành viên dự án Địa chính trị và Năng lượng tại Trung tâm Belfer về các vấn đề khoa học và quốc tế thuộc Đại học Harvard, cho biết”, tờ New York Times bình luận.
“Giàn khoan này sẽ không khiêu khích Việt Nam như giàn khoan Hải Dương 981. Tuy nhiên, thời gian tuyên bố đưa giàn khoan thứ hai này gây ra sự tò mò lớn cho dư luận khi nó trùng với thời điểm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đang có mặt ở Hà Nội để thảo luận với quan chức Việt Nam một số vấn đề nhằm giảm bớt căng thẳng song phương”, tạp chí The Diplomatnhận định.
Trước đó, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 2/5 cũng khiến hãng tin lớn trên thế giới như CNN, Reuters, AP, FoxNews, AFP, BBC rầm rộ đưa tin và đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng. Các báo cho rằng, Trung Quốc cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo Báo Hải Quan, đề cập tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tờ “Người đưa tin Buổi sáng Sydney” của Australia cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston đã chia sẻ mối quan ngại của người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel về việc Trung Quốc có những hành động gây bất ổn ở Biển Đông. Ông David đưa ra lập trường trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2014 cáo buộc Trung Quốc có hành động “đơn phương, gây mất ổn định”, đặc biệt với việc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
“Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông đã khiến chính quyền Bắc Kinh ở thế đối đầu với các nước nhỏ hơn, gồm Việt Nam và Philippines”, hãng tin AP viết.
Trong một diễn biến khác, tính đến ngày 20/6, Trung Quốc đã đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông.

Giàn khoan Nam Hải 9

Theo thông tin trên báo Người Lao Động, ngày 20-6, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho thấy, giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường Đại Học Hạ Môn (Trung Quốc), gọi việc Trung Quốc triển khai nhiều giàn khoan tới biển Đông là “hành động chiến lược”. “Thêm nhiều giàn khoan chắc chắn sẽ gây căng thẳng dữ dội cho Việt Nam và Philippines” - ông này tuyên bố đầy khiêu khích.

Tin nổi bật