Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình Biển Đông: Báo Nga khẳng định Hoàng Sa của VN

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Liên quan đến tranh chấp lãnh thổ hiện nay trên Biển Đông, một tờ báo Nga đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

(ĐSPL) -  Liên quan đến tranh chấp lãnh thổ hiện nay trên Biển Đông, một tờ báo Nga đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thông tin từ báo điện tử VnExpress cho biết, Gazeta.ru – một trong ba trang báo điện tử tư nhân lớn ở Nga với gần 3 triệu lượt truy cập mỗi ngày đã đăng tải bài viết “Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận” của tác giả Vladimir Korjagin. Nhà báo này đã đưa ra một số chứng cứ lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bài viết đăng tải trên trang báo Nga Gazeta.ru

Theo đó, đầu thế kỷ 19, vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn) đã tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả cho biết, mãi tới năm 1933, Trung Quốc mới xuất bản cuốn “Bản đồ hành chính mới của Trung Quốc”, gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa lần lượt là “Nam Sa” và “Tây Sa”. 

Không chỉ vậy, Hoàng Sa còn được các thủy thủ người Pháp và Hà Lan tới Việt Nam nhắc đến. Bài báo khẳng định rằng, Việt Nam thậm chí còn xây dựng một hạm đội nhỏ để kiểm soát hoạt động đánh cá của tàu ngoại quốc ở gần Hoàng Sa.

Một bằng chứng nữa đó là cuối thế kỷ 19, người dân Trung Quốc trên đảo Hải Nam trục vớt và chiếm đoạt hàng hóa trên hai con tàu của Anh gặp nạn ở Hoàng Sa. Điều này đã khiến chính phủ Anh tức giận. Khi đó, Trung Quốc đã trả lời rằng, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc nên họ không chịu trách nhiệm về bất cứ chuyện gì xảy ra ở đây.

Theo tin tức từ TTXVN, ông Kolesnik, Chủ tịch trung ương Hội cựu chiến binh Nga ở Việt Nam nói rằng có một sự thật lịch sử hiển nhiên là quốc kỳ của Việt Nam đã xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa từ năm 1816. Sớm hay muộn, Việt Nam cũng sẽ đạt được sự công bằng lịch sử đối với chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Tất cả những âm mưu giải quyết xung đột lãnh thổ bằng sức mạnh đều đưa vấn đề vào bế tắc và sẽ hứng chịu thất bại.

Chuyên viên cao cấp Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Lokshin nhận định, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Ông Lokshin (giữa)

Theo ông Lokshin, Trung Quốc đã coi thường các thỏa thuận đã đạt được trong khuôn khổ ASEAN vì các thỏa thuận này mang tính tuyên bố là chính chứ không có giá trị ràng buộc chặt chẽ về pháp lý, chẳng hạn như “Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông” (DOC)Trung Quốc luôn tiến hành các hành động đơn phương, thực thi chính sách đặt các nước liên quan trước việc đã rồi và còn nhiều vấn đề phức tạp khác nữa.

Ông Lukyanov, Tổng biên tập tạp chí “Nước Nga trong nền chính trị toàn cầu” nhận định, Trung Quốc sẽ cố gắng lôi kéo Nga đứng về phía mình trong xung đột với Việt Nam, song việc ủng hộ Bắc Kinh là không cần thiết và luôn luôn không có lợi.

Tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 2/5. Tiếp đó, Bắc Kinh còn có nhiều động thái gây hấn như đâm chìm tàu cá Việt Nam, khiến nhân viên kiểm ngư bị thương,… Ngày 3/6, xung quanh khu vực giàn khoan 981, Trung Quốc duy trì lực lượng khoảng 110 – 115 tàu, trong đó có 35 – 40 tàu hải cảnh, khoảng 30 tàu vận tải và tàu kéo, 40 – 45 tàu cá, 4 tàu quân sự (gồm 2 tàu quét mìn và 2 tàu hộ vệ tên lửa). Các tàu quân sự thả trôi cách khu vực giàn khoan khoảng 18 – 25 hải lý.

Tin nổi bật