Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương giờ ra sao?

(DS&PL) -

Trong số 12 đại dự án thua lỗ, nhà máy Thép Việt Trung và DAP số 2 Hải Phòng đã sản xuất kinh doanh có lãi, một số dự án Ethanol ở Dung Quất, Phú Thọ đã có nhà đầu tư...

Trong số 12 đại dự án thua lỗ, nhà máy Thép Việt Trung và DAP số 2 Hải Phòng đã sản xuất kinh doanh có lãi, một số dự án Ethanol ở Dung Quất, Phú Thọ đã có nhà đầu tư đặt vấn đề hợp tác kinh doanh hoặc mua lại.

Theo tin tức trên báo Nhân Dân, chiều 6/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại vướng mắc 12 dự án ngành công thương đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo lần thứ tư, nhằm cập nhật tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án đã được Chính phủ xác định từ cuối năm 2016.

Báo Tổ Quốc thông tin thêm, cuộc họp trên nhằm cập nhật tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án đã được Chính phủ xác định từ cuối năm 2016.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: TTXVN

Theo Bộ Công thương, 4 nhà máy sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hoá chất hoạt động ổn định, thời gian chạy máy đạt từ 19-24 ngày, phụ tải trung bình đạt khoảng từ 75- 90%, báo Tuổi trẻ cho hay.

Riêng nhà máy DAP số 2 Lào Cai chỉ chạy 10 ngày do dừng máy để bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch từ 12-8-2017, hiện chưa khởi động lại.

Bộ Công thương cho rằng hoạt động của các nhà máy chưa hiệu quả, trừ DAP 1 Hải Phòng có lãi, do chưa sửa Luật số 71 về thuế VAT cho nguyên liệu đầu vào của sản xuất phân bón và giá nguyên liệu vẫn cao hơn kỳ vọng của doanh nghiệp.

Hiện Bộ Công thương đã ban hành biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số mặt hàng phân bón DAP và MAP và tiếp tục cập nhật thông tin thị trường để hỗ trợ cho 4 nhà máy đạm.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Bộ Công thương và các bộ, ngành trong tích cực xử lý các dự án, song Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng việc xử lý các vướng mắc của nhà thầu EPC ở một số dự án chưa tiến triển nhiều, việc tái cơ cấu nợ còn chậm.

Một số cơ chế chính sách chưa được thực hiện kịp thời như thuế xuất khẩu thạch cao nhân tạo, sửa Luật số 71 về thuế giá trị gia tăng, chuyển biến của một số dự án, nhà máy còn chậm chưa có kết quả rõ ràng như PVTex.

TTXVN thông tin thêm, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, doanh nghiệp từ nay tới hết quý IV/2017 tiếp tục cập nhật các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng- Trưởng Ban chỉ đạo tại các thông báo kết luận nội dung làm việc. Phó Thủ tướng nêu rõ Chính phủ không bỏ thêm tiền để khởi động lại Nhà máy PVTex, đây là trách nhiệm và quyền hạn của các cổ đông liên quan.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, doanh nghiệp kiện toàn các Ban chỉ đạo xử lý khó khăn vướng mắc của 12 dự án, nhà máy; cơ bản hoàn thành dứt điểm các vướng mắc pháp lý với các nhà thầu EPC trong năm 2017 với các báo cáo vướng mắc và lộ trình xử lý cụ thể các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xử lý; tiếp tục tiết giảm chi phí để có lãi, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhà máy.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ, rà soát phân loại nợ, làm căn cứ để Bộ Tài chính giãn khấu hao cho các nhà máy, dự án. Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật số 71 và thuế xuất khẩu thạch cao nhân tạo.

Theo báo Vietnamnet, 12 dự án nghìn tỷ kém hiệu quả bao gồm: Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam; Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất; Nhà máy đạm Ninh Bình; Dự án đạm Hà Bắc; Dự án đạm DAP Lào Cai; Dự án DAP Hải Phòng; Dự án Ethanol Bình Phước; Dự án Ethanol Phú Thọ; Dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất; Dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án: 43.673,63 tỷ đồng sau điều chỉnh tăng 45,65% lên mức 63.610,96 tỷ đồng: vốn chủ sở hữu là 14.350,04 tỷ đồng (chiếm 22,56%), vốn vay là 47.451,24 tỷ đồng (chiếm 74,6%) còn lại 2,84% là từ các nguồn khác.

Tổng số lỗ luỹ kế tính đến hết ngày 31/12/2016 của 10 nhà máy lên tới 16.126,02 tỷ đồng, trên tổng số vốn chủ sở hữu là 3.985,14 tỷ đồng. Tổng tài sản của 12 nhà máy là 57.679,02 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả là 55.063,38 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả ngân hàng VDB là 10.633,43 tỷ đồng và nợ phải trả nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là 4.299,83 tỷ đồng.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật