Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình báo Mỹ lo ngại về tên lửa hạt nhân Burevestnik không giới hạn tầm bắn của Nga

(DS&PL) -

Tình báo Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân không giới hạn tầm bắn Burevestnik của Nga sẽ sẵn sàng trong vòng 6 năm tới.

Tình báo Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân không giới hạn tầm bắn Burevestnik của Nga sẽ sẵn sàng trong vòng 6 năm tới.

Mỹ cho rằng tên lửa Burevestnik của Nga sẽ được hoàn thành trong 6 năm tới. Ảnh minh hoạ: Getty

Theo báo cáo tình báo Mỹ, tên lửa hạt nhân Burevestnik của Nga đã trải qua nhiều lần thử nghiệm thất bại, nhưng với tiến trình hiện nay, rất có thể vũ khí lợi hại này sẽ được đưa vào biên chế trong khoảng 6 năm tới.

Thông tin này được đưa ra sau vụ nổ bí ẩn ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Nga hồi đầu tháng 8, khiến 5 nhà khoa học thiệt mạng. Phía Mỹ cho rằng sự cố đã xảy ra trong một nhiệm vụ phục hồi để trục vớt Burevestnik khỏi đáy đại dương.

Trong bài phát biểu hồi tháng 3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ một số vũ khí siêu âm, bao gồm cả Burevestnik. Ông Putin nói rằng nó được cung cấp năng lượng hạt nhân và có phạm vi không giới hạn.

Burevestnik, còn được gọi là Skyfall, đã được thử nghiệm một lần vào đầu năm 2019, và trước đó, vũ khí này cũng đã được thử nghiệm 4 lần trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2018, dường như đều thất bại. Mỹ xác định rằng các chuyến bay thử nghiệm dài nhất kéo dài chỉ hơn 2 phút, với tên lửa chỉ bay được vài chục km trước khi mất kiểm soát và lao xuống. Thử nghiệm ngắn nhất kéo dài 4 giây và bay trong vòng 9 km.

Ông Jeffrey Lewis, chuyên gia vũ khí hạt nhân tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey nhận định: "Nga cam kết đầu tư lớn vào các hệ thống mới như thế này để đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Chúng tôi đang vấp phải một cuộc chạy đua vũ trang. Quan hệ tốt đẹp giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin không thể thay thế cho hiệp ước kiềm chế các siêu cường hạt nhân. Dù hai nhà lãnh đạo nói gì, quân đội Mỹ và Nga vẫn đang chi hàng tỷ USD cho vũ khí hạt nhân mới nhắm vào nhau".

Ngoài ra, ông Joshua Pollack, một chuyên gia và biên tập viên của Tạp chí Không phổ biến vũ khí, đã gọi chiến lược của ông Putin là "quá mức cần thiết", và nói rằng thường phải mất nhiều thời gian để phát triển "các công nghệ mới kỳ lạ" như hệ thống tên lửa Burevestnik.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNBC)

Tin nổi bật