Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tưởng chatbot A.I, nam thanh niên tự mình tìm đến các chết

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Người chồng tìm đến cái chết sau 6 tuần "tâm giao" với một người máy.

Sau thời gian dài từ chối gặp gỡ báo chí, Claire- vợ người đàn ông vừa mới tự sát cách đây không lâu tại Bỉ đã lấy lại được bình tĩnh chia sẻ về cái chết bi thương của chồng mình.

Chia sẻ với truyền thông Claire cho biết, nếu không có các cuộc hội thoại với chatbot Eliza thì chồng cô vẫn còn trên thế gian này.

Tin tưởng vào chatbot, nam thanh niên tự sát. Ảnh minh họa

Hiện nay, Claire cho biết, cô sẽ nỗ lực bảo vệ các con trước bất kỳ sự chỉ trích nào của truyền thông và làm chứng về điều đã xảy ra với chồng mình để “ngăn ngừa những người khác trở thành nạn nhân của trí tuệ nhân tạo A.I”.

Nói về cái chết của chồng, Claire chia sẻ, mình và chồng là một cặp đôi gắn bó. Họ đã kết hôn được vài năm. “Mọi thứ vẫn ổn cho đến khoảng hai năm trước, Pierre bắt đầu trở nên lo lắng về môi trường”. Pierre được cho là thường xuyên nói chuyện với chatbot A.I tên Eliza nhằm chia sẻ những vấn đề liên quan đến môi trường. Chuyện trở nên điên cuồng hơn khi chồng Eliza tỏ ra tin tưởng tuyệt đối với người máy nhân tạo này.

Theo các chuyên gia tâm lý, Pierre nghĩ rằng bản thân chính là Eliza: anh đã có được niềm tin, thông qua cô, rằng người máy và trí tuệ nhân tạo sẽ cứu hành tinh thoát khỏi các vấn đề mà anh đang thực sự quan tâm.

Sau 6 tuần nói chuyện liên tục với chatbot, chồng Claire quyết định tự kết liễu cuộc đời vì tin tưởng rằng nếu anh chết thì Eliza sẽ thay anh chăm sóc hành tinh và cứu nhân loại nhờ trí tuệ nhân tạo vốn có của mình.

“Chatbot” này được cung cấp bởi GPT-J. Mô hình ngôn ngữ này, một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với OpenAI mà nó không liên quan, được thúc đẩy bởi một công ty Mỹ, có tên là Chai. Không giống như ChatGPT, Chai đã tạo ra GPT-J để cho phép người dùng xây dựng chatbot của riêng họ. Và sau đó chia sẻ nó. Ban đầu là miễn phí, nhưng sau đó phải trả tiền. Đây là trường hợp của Eliza, chatbot dường như đã bị xóa bỏ ngay, kể từ khi xảy ra bi kịch.

Liên quan đến "hiệu ứng Eliza" khi phản ứng của AI đồng cảm đến mức chúng khơi dậy cảm giác nhân bản hóa robot. Người dùng không còn nói chuyện với một cỗ máy, mà nói chuyện với một "con người", được lập trình để "an ủi" anh ta. Chatbot thực sự biến thành một “người bạn” ảo.

Theo nhà nghiên cứu Pierre Dewitte, thuộc Đại học công giáo Leuven (KU Leuven), với Eliza cho thấy sự phát triển của sự phụ thuộc cảm xúc cực kỳ mạnh mẽ vào người cha trong gia đình. Đến mức dẫn đến tự sát. Không giống như ChatGPT, cố gắng giữ thái độ trung lập, Eliza rõ ràng đã được lập trình để đưa ra một số kết quả nhất định. 

Các nhà khoa học khuyến cáo, tiềm năng của trí thông minh nhân tạo sẽ khiến con người phải nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn trong tương lai.

Bộ trưởng Ngoại giao về Quyền riêng tư, cho biết ông quyết tâm “bảo vệ công dân một cách thỏa đáng trước một số hoạt động sử dụng trí tuệ nhân tạo có mức độ rủi ro đáng kể.

Một nhóm công tác của châu Âu đã được giao nhiệm vụ xây dựng các đề xuất về Đạo luật AI, một khung pháp lý hiện đang được thảo luận trong Ủy ban châu Âu.

Trước đây, trí tuệ nhân tạo cũng đã gây ra không ít những vụ việc tổn thương đến con người do những lỗi ngớ ngẩn về lập trình và kỹ thuật.

AI nên sinh ra với mục đích phục vụ con người đồng thời cải thiện cuộc sống nhân loại. Ảnh minh họa

Vào ngày 25/1/1979, Robert Wiliams trèo lên một cái giá để sửa bộ phận của robot không hoạt động tại nhà máy Flat Rock của Ford tại Michigan (Mỹ). Robot không nhận ra sự hiện diện của Williams, quay lại và đánh vào đầu anh, giết anh ngay lập tức.

Robot tiếp tục làm việc trong 30 phút khi Wiliams nằm chết trên sàn nhà. Cái chết của Williams cách đây gần 40 năm là trường hợp đầu tiên con người bị giết bởi một robot.

Tháng 8/1983, gia đình anh nhận 10 triệu USD, sau khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết với Unit Handling – công ty thiết kế con robot. Tại thời điểm đó, đây là khoản bồi thường cá nhân lớn nhất tại Michigan.

Có thể nói trí tuệ nhân tạo AI xuất hiện khắp nơi như một con dao hai lưỡi ảnh hưởng đến công việc, vai trò của con người trong thế giới thật. “Điều đáng sợ là những doanh nghiệp vốn dùng nhân sự là người thật nay lại nghĩ rằng AI sẽ có thể làm tất cả."

Theo Tổng biên tập Neil Clarke, hiện nay đã có nhiều công cụ giúp phát hiện nội dung giả từ AI nhưng độ hiệu quả chưa cao, tỷ lệ chính xác còn chưa đến 50% nên đội ngũ của cô thường phải tự lọc những đơn đăng ký bài viết trên số báo bằng sức người.

Với tiềm năng của công nghệ AI trong tương lai, Appleton dự đoán lĩnh vực Internet sẽ ngày càng bành trướng nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. “Nhân loại đang đối diện với rất nhiều nguy cơ. Chúng ta sẽ được tiếp cận với nhiều thông tin hơn nhưng bù lại sẽ khó lòng xác thực độ an toàn chính xác”./.

Thùy Dung (t/h)

Tin nổi bật