Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức thời sự mới nóng nhất hôm nay 22/10/2020: Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 22 Liệt sĩ Đoàn 337

(DS&PL) -

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 22/10/2020. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 22/10/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 22/10/2020. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 22/10/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 22 Liệt sĩ Đoàn 337

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm thi thể 22 liệt sĩ Đoàn 337. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định 1628/QĐ-TTg cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 22 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng đã hy sinh ngày 18/10/2020 trong khi thực hiện nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Cụ thể, 22 Liệt sĩ được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” gồm:

1- Đại tá Lê Văn Quế - Chủ nhiệm Hậu cần, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2- Trung tá Phùng Thanh Tùng - Trợ lý quân lực, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Nghi Hương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

3- Trung tá Phạm Ngọc Quyết - Trợ lý quân lực, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

4- Thượng úy Lê Hải Đức - Trợ lý Kế hoạch, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

5- Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Cao Cường - Nhân viên bảo mật, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

6- Trung tá QNCN Bùi Đình Toản - Lái xe, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

7- Thiếu tá QNCN Nguyễn Cảnh Trung - Nhân viên văn thư, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

8- Đại úy QNCN Lê Đức Thiện - Quản lý, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

9- Thượng úy QNCN Lê Hương Trà - Lái xe, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

10 - Thượng úy QNCN Trần Văn Toàn - Lái xe, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

11- Thượng úy QNCN Nguyễn Văn Thu - Lái xe, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

12- Thượng úy QNCN Trần Quốc Dũng - Nhân viên nuôi quân, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Cẩm Vĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

13- Thượng úy QNCN Lê Cao Cường - Nhân viên xăng dầu, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

14- Thượng úy QNCN Ngô Bá Văn - Nhân viên nuôi quân, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

15- Trung sĩ Cao Văn Thắng - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

16- Trung sĩ Lê Tuấn Anh - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

17- Trung sĩ Phạm Văn Thái - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

18- Trung sĩ Hồ Văn Nguyên - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

19- Trung sĩ Nguyễn Anh Duy - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

20- Trung sĩ Lê Sỹ Phiêu - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

21 - Trung sĩ Lê Thế Linh - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

22- Trung sĩ Nguyễn Quang Sơn - Chiến sĩ, Phòng Tham mưu - Kế hoạch, Đoàn 337, Quân khu 4 - Nguyên quán: Xã Thái Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

TP.HCM: Cháy xưởng gỗ rộng hơn 100m2 trong KCN Bình Chiểu

Nhận được thông tin vụ hỏa hoạn, đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Khu vực 1 (thuộc phòng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an TP.HCM) đã cử lực lượng, phương tiện chi viện cho lực lượng chữa cháy địa phương.

Thời điểm trên, nhiều người phát hiện lửa và khói phát ra từ nhà xưởng rộng hơn 100m2 nên hô hoán và dùng vật dụng chữa cháy lao vào dập lửa nhưng bất thành.

Đám cháy sau đó bùng phát dữ dội, tạo cột khói cao hàng chục mét. Công nhân trong KCN Bình Chiểu cũng như người di chuyển qua khu vực xảy ra hỏa hoạn vô cùng hoảng hốt.

Cảnh sát PCCC quận Thủ Đức điều khoảng 6 xe cứu hỏa cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tiếp cận hiện trường.

Đến hơn 14h cùng ngày, đám cháy được khống chế. Vụ hỏa hoạn không gây thương vong về người nhưng khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Công an phường Bình Chiểu đang phối hợp cơ quan chức năng quận Thủ Đức điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Hà Tĩnh: Tìm thấy thi thể bé gái 3 tuổi bị lũ cuốn trôi

Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân. Ảnh: Người Đưa Tin Pháp Luật

Sáng 21/10, lực lượng chức năng đã phát hiện thi thể bé N.Q.C. (3 tuổi, trú phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tại cánh đồng thôn Đồng Tiến, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh. C. là cháu bé bị mất tích do bị nước lũ cuốn vào ngày 19/10.

Trước đó, chiều 19/10, chị N.T.H. không tìm thấy con gái của mình khi trước đó còn đang chơi trước sân nhà. Nghi ngờ con gái bị rơi xuống dòng nước, chị H. cùng người nhà báo với chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm.

Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện phối hợp với người dân 3 xã, phường ven cửa sông, gồm: Kỳ Hà, Kỳ Trinh, Hưng Trí tổ chức tìm kiếm.

Sau hơn 3 ngày tích cực tìm kiếm, thi thể cháu C. đã được tìm thấy tại cánh đồng, cách nhà chị H. khoảng 1,5 km.

Lãnh đạo địa phương cho biết, bé C. là con thứ 2 trong gia đình có 3 chị em. Bố của cháu hiện đang làm việc ở nước ngoài.

Đề nghị bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 1/7/2021: Bộ trưởng Tô Lâm nói gì?

Sáng ngày 21/10, Quốc hội thảo luận trực tiếp về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Nội dung sửa đổi đáng chú ý trong dự thảo lần này là việc bỏ sổ hộ khẩu giấy.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết ý kiến của đa số Đại biểu Quốc hội tán thành với việc cần chuyển đổi sang phương thức quản lý cư trú mới và quy định luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021 như đề xuất và cam kết của Chính phủ.

Các Đại biểu Quốc hội đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong trường hợp này không được coi là công cụ quản lý cư trú như hiện nay mà chỉ đơn thuần là giấy tờ xác nhận nơi cư trú công dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án để Quốc hội thảo luận. Một là, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến ngày 31/12/2022. Hai là, bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy ngay từ 1/7/2021.

Phát biểu, ĐBQH Trần Thị Dung (Điện Biên), Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội đồng tình với việc tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú tới hết 31/21/2022. Theo nữ đại biểu, còn rất nhiều thủ tục hành chính, giao dịch cần có sổ hộ khẩu nên nếu bỏ ngay khi luật có hiệu lực sẽ khiến người dân gặp khó khăn.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu tại điểm cầu cho rằng, việc lùi thời điểm bỏ sổ hộ khẩu không ảnh hưởng tới quyết tâm của Chính phủ.

Ông Hòa đồng tình với phương án 1 vì cho rằng, nếu không được sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp mà các cơ quan chức năng "đòi" giấy tờ xác nhận nơi cư trú để làm các thủ tục khác hay các giao dịch dân sự thì sẽ gây phiền hà cho người dân.

“Sổ hộ khẩu dùng mấy chục năm nay rồi, cho dù 2 năm nữa cũng không lâu, ngược lại rất thuận tiện và không gây phiền hà cho người dân. Tại sao không kéo dài tới đó để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân?”, ĐB Đồng Tháp nói.

Tiếp thu ý kiến của các ĐBQH về thời điểm áp dụng phương thức quản lý cư trú mới, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho rằng, nếu không dứt khoát được thời điểm thì sẽ rất phiền phức cho người dân cũng như hoạt động quản lý của các cơ quan.

“Bỏ sổ hộ khẩu, như Chủ tịch Quốc hội, phát biểu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi rất thấm thía, đây là điều mong ước của người dân. Trước đây một số quy định sổ này, sổ kia, khi bỏ được, thay đổi phương thức quản lý, mang lại sự phấn khởi cho người dân. Chủ tịch Quốc hội nói đây là mong ước của người dân, bây giờ làm được việc này cũng chính là mong đợi của người dân. Đây là điều chúng tôi quán triệt”, Bộ trưởng Công an khẳng định.

Bộ trưởng Công an thừa nhận có rất nhiều điều khoản, quy định liên quan đến sổ hộ khẩu nhưng thay đổi phương thức quản lý đòi hỏi cả hệ thống thay đổi chứ không chỉ riêng loại giấy tờ này.

Trong báo cáo đánh giá tác động, kế hoạch triển khai, Bộ đề nghị từ nay cho tới 1/7/2021 vận động người dân, đăng ký chỗ ở theo giấy tờ pháp lý theo CMND, giấy hộ khẩu phải có thời gian như thế để chuyển đổi, bằng căn cước công dân. Đồng thời, Luật Cứ trú là triển khai dự án căn cước công dân của Luật Căn cước cũng có hiệu lực từ 1/7/2021.

Đại tướng Tô Lâm cho hay, hiện nay, thông tin cơ sở dữ liệu dân cư đã thu thập được 90%, đang thẩm định, phúc tra lại và đưa vào hệ thống. Còn 10% sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2020.

Vì vậy, Đại tướng Tô Lâm mạnh dạn đề nghị thực hiện ngay việc bỏ sổ hộ khẩu giấy khi Luật Cư trú sửa đổi chính thức có hiệu lực.

“Không có thời gian chuyển tiếp sẽ bắt buộc các cơ quan quản lý đều phải phối hợp với nhau để thực hiện theo đúng lộ trình đề ra”, Bộ trưởng Công an nhấn mạnh.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật