Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 22/11

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 22/11: Từ 24/11, chính thức thu phí BOT QL1 qua Hà Nam; Phạt hơn 300 triệu đối với 7 chủ tàu hút cát lậu trên sông; ...

(ĐSPL) - Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 22/11: Từ 24/11, chính thức thu phí BOT QL1 qua Hà Nam; Phạt hơn 300 triệu đối với 7 chủ tàu hút cát lậu trên sông; ...

Từ 24/11, chính thức thu phí BOT QL1 qua Hà Nam


Để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng QL1 đoạn tránh TP Phủ Lý và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km215+775 - Km235+885, tỉnh Hà Nam, theo quyết định do Bộ GTVT mới ban hành, Công ty CP Đầu tư hạ tầng FCC sẽ tổ chức thu phí tại Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ (Km216+600), QL1, tỉnh Hà Nam kể từ 0h ngày 24/11/2016.

Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng qua trạm Nam Cầu Giẽ mức phí 25.000 đồng/vé/lượt, 750.0000 đồng/vé/tháng và 2,025 triệu đồng/vé/quý; xe 12 - 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 40.000 đồng/vé/lượt, 1,2 triệu đồng/vé/tháng và 3,24 triệu đồng/vé/quý…

Phạt hơn 300 triệu đối với 7 chủ tàu hút cát lậu trên sông


Ông Lê Đức Giang - Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) vừa ký quyết định xử phạt hành chính 7 tàu hút cát trái phép với tổng số tiền 303 triệu đồng. Trong đó, có 6 tàu bị xử phạt 43 triệu đồng, 1 tàu bị xử phạt 45 triệu đồng. Các tàu này đều bị cơ quan chức năng tịch thu toàn bộ thiết bị, máy móc phục vụ cho việc hút cát.

Lai dắt tàu gặp nạn cùng 18 thuyền viên vào bờ an toàn

Sáng 21/11, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) hàng hải Việt Nam cùng Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận đã đưa 18 thuyền viên vào bờ an toàn và bàn giao con tàu gặp nạn cho ngư dân.

Trước đó, ngày 19/11, tàu của ông Bùi Viết Trinh (45 tuổi, trú xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm thuyền trưởng bị hỏng máy, thả trôi. Thời điểm này, trên tàu có 18 thuyền viên, tất cả đều là ngư dân huyện Quỳnh Lưu. Vị trí tàu bị nạn cách Cửa Hội, Nghệ An 30 hải lý hướng Đông Bắc.

TP HCM: Đầu tư hơn 1.000 tỷ giảm ô nhiễm ở bãi rác Đa Phước

UBND TP HCM vừa phê duyệt chương trình giảm ô nhiễm môi trường đến năm 2020. Theo đó, khoảng 1.070 tỷ đồng ngân sách sẽ được chi để giải phóng mặt bằng, tái định cư, trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước rộng 268ha, ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Trong đó, chi phí trồng cây là 90 tỷ.

Việc giảm ô nhiễm môi trường được TP HCM ưu tiên thực hiện 54 dự án với gần 64.200 tỷ đồng.

Điều19. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu)

1. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

a) Công nghệ chế biến phân hữu cơ;

b) Công nghệ đốt;

c) Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh;

d) Các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong chất thải rắn sinh hoạt;

đ) Các công nghệ khác thân thiện với môi trường.

2. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các tiêu chí sau:

a) Về công nghệ:

- Khả năng tiếp nhận các loại chất thải rắn sinh hoạt, khả năng linh hoạt, phù hợp về quy mô, mở rộng công suất xử lý;

- Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

- Ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;

- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực của nguồn nhân lực tại địa phương.

b) Về môi trường và xã hội:

- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng;

- Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý;

- Đào tạo, sử dụng nhân lực tại địa phương.

c) Về kinh tế:

- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

3. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chủ đầu tư lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương mình.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

AN LÊ (tổng hợp)

Xem thêm video tin tức: [mecloud]lMhfNjeA5z[/mecloud]

Tin nổi bật