Thái Lan muốn mua tiêm kích tàng hình F-35
Máy bay F-35. Ảnh: Times of Israel.
Kế hoạch của Không quân Hoàng gia Thái Lan được tướng Napadej tiết lộ hôm 30/12. Theo đó Thái Lan sẽ trang bị một phi đội tiêm kích hiện đại để thay thế các máy bay F-5 cũ đã phục vụ hơn 3 thập kỷ.
Thái Lan gần đây liên tục xảy ra các tai nạn đáng tiếc do các máy bay tiêm kích F-5 đã lỗi thời khiến rủi ro tăng cao.
Thái Lan dự kiến sẽ trang cho không quân một phi đội 8 chiếc F-35 mới do Lockheed Martin chế tạo với giá từ 142 triệu USD mỗi chiếc. Theo phía Thái Lan, giá tiêm kích F-35 có thể giảm xuống chỉ còn 70 triệu USD mỗi chiếc tuỳ thuộc vào các cuộc đàm phán.
Kế hoạch mua sắm F-35 của Thái Lan sẽ được bắt đầu vào năm tài chính 2023 và không quân Thái Lan đang rất cố gắng để thúc đẩy kế hoạch, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Thái Lan không mấy sáng sủa trong những năm vừa qua.
Quân đội Nga tiêu diệt lực lượng nổi dậy ở Almata, Kazakhstan
Tên lửa siêu thanh mới Hwasong-8 được phóng thử thành công tại Toyang-ri thuộc huyện Ryongrim, tỉnh Jagang, Triều Tiên ngày 29/9/2021. Ảnh: TTXVN
Quân đội Nga tới Kazakhstan đã thực hiện thành công một chiến dịch tiêu diệt hàng trăm chiến binh ở Almata. Lực lượng cấp tiến, gồm những người được trang bị súng, đã cố gắng tấn công quân đội Nga và kiểm soát sân bay quốc tế Almata. Tuy nhiên, quân đội Nga đã đánh bại nhóm này, một số bị tiêu diệt và một số khác đã chạy trốn.
Quân đội nga đã cùng với lực lượng an ninh Kazakhstan tìm cách khôi phục quyền kiểm soát hoàn toàn đối với sân bay quốc tế Almaty. Ban đầu, lực lượng cấp tiến được cho là đã cố gắng bao vây quân đội Nga khiến họ phải thực hiện chiến dịch quân sự chống lại đối phương.
Hiện tại, tình hình ở Kazakhstan vẫn vô cùng khó khăn, mặc dù thực tế các chiến binh đã bị đánh bại nhưng họ vẫn nỗ lực để kiểm soát Almaty. Bên cạnh đó, họ sở hữu vũ khí hạng nặng khiến tình hình có nguy cơ leo thang thành những trận chiến quy mô lớn.
Hàn Quốc-Nhật Bản thảo luận về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Tòa nhà thị chính bị đốt cháy ở Almaty, Kazakhstan.
Ngày 7/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết các đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc và Nhật Bản đã có cuộc điện đàm trong ngày 7/1 để trao đổi đánh giá về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên và nhất trí tiếp tục nỗ lực nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng.
Theo thông báo, ông Noh Kyu-duk, đại diện đặc biệt về hòa bình và an ninh Bán đảo Triều Tiên cùng người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi đã thảo luận về vấn đề này sau khi Triều Tiên phóng loại vũ khí mà Bình Nhưỡng sau đó xác nhận là tên lửa siêu thanh ra Biển Nhật Bản hôm 5/1.
Trong thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay: "Hai bên đã chia sẻ những đánh giá liên quan đến vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên. Hai bên nhất trí tiếp tục nỗ lực kiểm soát ổn định tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên".
Mộc Miên (T/h)