Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức quân sự mới nóng nhất ngày 15/10: Nga phủ nhận quan hệ đồng minh chiến lực với Thổ Nhĩ Kỳ

(DS&PL) -

Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 15/10 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 15/10 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nga phủ nhận quan hệ đồng minh chiến lực với Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Ảnh: AFP

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - ông Sergei Lavrov mới đây đã đưa ra một tuyên bố rất đáng chú ý, trong đó vị quan chức này phủ nhận sự tồn tại của mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, về tổng thể thì Ankara chưa bao giờ được coi là đồng minh chiến lược của nước Nga, mặc dù ở một số lĩnh vực họ là một đối tác thân thiết và cực kỳ quan trọng đối với Moskva.

Cụ thể hãng thông tấn TASS trích dẫn: “Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói rằng Nga coi Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thân thiết, nhưng không phải đồng minh chiến lược", thông tin trên không làm nhiều người cảm thấy ngạc nhiên.

Bên cạnh đó, ấn bản tin tức Nga Gazeta.ru đăng tải thêm lời ông Lavrov: "Chúng tôi chưa bao giờ coi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chiến lược của mình, Ankara chỉ được xem là một đối tác rất thân thiết”.

Tuy nhiên ông Lavrov cũng nói thêm rằng: “Trong nhiều lĩnh vực hẹp, mối quan hệ đối tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực sự có bản chất chiến lược".

Đáng chú ý hơn là việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức coi Nga là đồng minh của mình, dù cho họ là thành viên liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.

Tuy nhiên sau tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, quan hệ giữa hai nước có thể thay đổi khá nghiêm trọng, có thể điều này áp dụng cho những bất đồng trên khắp chiến trường Syria, Libya, Nagorno-Karabakh...

Nhưng trên hết, giới chuyên gia phân tích vẫn nhận định rằng cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cần sự ủng hộ của nhau trên bàn cờ địa chính trị khu vực, Moskva lẫn Ankara đều đang nắm giữ những quân bài chiến lược có thể chi phối lẫn nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ eo biển Bosphorus - yết hầu giao thông chiến lược từ Biển Đen ra Biển Địa Trung Hải, nếu Ankara đóng lối đi này thì tàu hải quân và tàu thương mại Nga chẳng có cách nào ra được đại dương.

Đường ống dẫn khí đốt Turk Stream hiện cũng đang là cứu cánh duy nhất của Nga nhằm tránh phụ thuộc vào việc quá cảnh qua Ukraine, nhất là khi dự án North Stream 2 gần như đã bị hủy bỏ vì áp lực của Mỹ.

Trong khi ở chiều ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ mà đặc biệt là Tổng thống Erdogan cũng cần Nga như một đối trọng với Mỹ nhằm duy trì quyền lực của mình, các loại vũ khí mà Moskva bán cho Ankara là minh chứng cho điều này.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Nga cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf với đạn đánh chặn tầm thấp 9M96, khiến họ không cần mua thêm Pantsir-S1 để đứng cạnh bảo vệ.

Từ trước tới nay Nga vẫn từ chối bán tên lửa 9M96 cho S-400 bản xuất khẩu để giữ thị phần cho S-350E Vityaz. Bên cạnh đó, Moskva cũng tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho Ankara cả tiêm kích Su-35 lẫn Su-57.

Do vậy xét về tổng thể thì đường hướng được lãnh đạo hai quốc gia theo đuổi vẫn là hợp tác, tìm cách giải quyết để vượt qua bất đồng chứ không phải đối đầu, mối quan hệ này hoàn toàn có thể phát triển thành đối tác chiến lược trong tương lai.

Israel chuẩn bị hợp tác với Mỹ để tạo ra tia laser chống tên lửa

Israel chuẩn bị hợp tác với Mỹ để tạo ra tia laser chống tên lửa. Ảnh minh họa

Phát ngôn viên Tổ chức phòng thủ tên lửa Israel Moshe Patel cho biết, tổ chức này hiện đang đàm phán với Lầu Năm Góc. Theo quan chức Israel, để hợp tác tích cực hơn, cần phải khắc phục một số vấn đề chính trị, nhưng nhìn chung, cả Israel và Mỹ đều cho rằng trong tương lai, năng lượng định hướng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột quân sự.

Mỹ và Israel là hai quốc gia có lịch sử hợp tác lâu dài trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Trước đó, họ đã hợp tác trên hệ thống “Arrow” và “David's Sling”. Các tập đoàn “Israel Aerospace Industries” và tập đoàn “Boeing” hay tập đoàn “Rafael” của Israel và “Raytheon” của Mỹ cũng đang hợp tác chặt chẽ với nhau.

Bên cạnh đó, ông Patel nhắc lại sự tồn tại của thỏa thuận hợp tác giữa Tổ chức Chống tên lửa đạn đạo Israel và Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ. Thỏa thuận có thời hạn 10 năm này tập trung vào ba chương trình đang thực hiện, bao gồm nâng cấp phần cứng và phần mềm.

Đồng thời, quan chức Israel cho biết, một số chương trình đã được lên kế hoạch và việc đàm phán giữa quân đội Mỹ và Israel đã được bắt đầu. Một số công nghệ đã được phát triển rất tốt, ông nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Patel cũng ghi nhận sự quan tâm thường xuyên của các quan chức Mỹ đối với vấn đề phát triển vũ khí laser.

Tất nhiên, cơ quan quân sự Mỹ chủ yếu quan tâm đến sự phát triển của chính mình và trang bị vũ khí laser cho quân đội Mỹ. Nhưng Israel được coi là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông, và do đó có khả năng tương tác giữa Washington và Tel Aviv để tạo ra các loại vũ khí như vậy sẽ ngày càng tăng.

Theo ông Tom Karako, một chuyên gia về phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, việc sử dụng năng lượng định hướng nên trở thành một phần trong tổng thể các biện pháp đối phó của Mỹ và Israel trước số lượng thách thức và mối đe dọa ngày càng tăng.

“Cả Mỹ và các đồng minh của Israel sẽ được hưởng lợi từ việc đưa các vũ khí năng lượng trực tiếp vào phòng không và phòng thủ tên lửa”, Karako nhấn mạnh.

Ngoài việc sử dụng năng lượng định hướng, Mỹ và Israel còn có thể mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa siêu thanh vì cả hai nước đều đang trong giai đoạn đầu phát triển các chương trình vũ khí như vậy.

Ông Patel cho rằng, trong tương lai gần, một cuộc đối thoại Mỹ-Israel về việc tạo ra biện pháp bảo vệ siêu thanh chống lại các mối đe dọa tên lửa có thể sẽ được tiến hành.

Vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ bán cho Azerbaijan tăng vọt trước xung đột ở Nagorno-Karabakh

Doanh số xuất khẩu vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Azerbaijan trong 9 tháng đầu năm 2020 tăng 6 lần so với năm 2019. Ảnh minh họa

Doanh số xuất khẩu vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Azerbaijan trong 9 tháng đầu năm 2020 là 123 triệu USD, tăng 6 lần so với mức 20,7 triệu USD năm 2019. Doanh số bán máy bay không người lái và các thiết bị quân sự khác tăng từ 278.880 USD trong tháng 7 lên 36 triệu USD trong tháng 8. Trong tháng 9, con số này lên tới 77,1 triệu USD.

Số liệu trên được tổng hợp từ hơn 95.000 công ty xuất khẩu trong 61 lĩnh vực ở Thổ Nhĩ Kỳ, do hiệp hội Nhà xuất khẩu của nước này cung cấp.

Số tiền này chủ yếu để mua máy bay không người lái, bệ phóng tên lửa, đạn dược và các vũ khí khác. Azerbaijan nhận được số vũ khí đó sau tháng 7 khi các cuộc đụng độ ở biên giới với Armenia trở nên căng thẳng.

“Azerbaijan rõ ràng đã tìm đến Thổ Nhĩ Kỳ để được giúp đỡ”, Turan Oguz, nhà phân tích quốc phòng tại Istanbul, cho biết. "Mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên mạnh mẽ hơn".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng bày tỏ sẵn sàng ủng hộ Azerbaijan nếu người Armenia không rút khỏi Nagorno-Karabakh.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa Azerbaijan và Armenia, cho biết họ không trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh. Nhưng các quan chức Azerbaijan lại nói rằng họ sử dụng máy bay không người lái có vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn thường được Ankara sử dụng khi hoạt động quân sự ở Syria, Iraq và Libya.

Việc doanh số xuất khẩu vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Azerbaijan tăng cho thấy ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực ngày càng lớn. Đồng thời cũng thể hiện Azerbaijan chấp nhận sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ nhanh như thế nào trước khi bùng phát xung đột kéo dài ở Nagorno-Karabakh.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật