Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 17/12: 15 phút lại vào toilet, người đàn ông không dám lấy vợ

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 17/12/2020. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 17/12/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 17/12/2020. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 17/12/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

15 phút lại vào toilet, người đàn ông không dám lấy vợ

Bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện “hội chứng phụ thuộc toilet”. (Hình minh họa)

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên – Trưởng khoa Ngoại thận – Tiết niệu (bệnh viện E Hà Nội) cho biết trên Infonet, khoa vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện “hội chứng phụ thuộc toilet”.

Nam bệnh nhân M. (30 tuổi, ở Hà Nội) đến viện trong tình trạng tự ti, mặc cảm vì suốt ngày chạy vào toilet. Bệnh nhân kể lại, anh bị rối loạn tiểu tiện cách đây 10 năm, trước đây tần suất đi tiểu khoảng 1-2 tiếng/ngày, sau đó số lần đi tiểu ngày càng tăng lên với mức độ dày hơn với khoảng 15 phút/lần.

Thời gian gần đây M. bị ảnh hưởng đến tâm lý, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém dẫn đến tình trạng sụt cân. Cũng vì chứng rối loạn tiểu tiện, M. đã phải nghỉ việc làm vì tính chất công việc không phù hợp với việc đi tiểu quá nhiều.

Thậm chí người đàn ông này mặc cảm về bệnh tật đến mức “không dám lấy vợ” mỗi khi gia đình giục cưới anh lại tìm mọi lý do để trốn tránh. 

Qua thăm khám, bác sĩ Liên kết luận, bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện ở giai đoạn nặng, nguyên nhân là do bàng quang người bệnh bị tăng hoạt. Bàng quang hoạt động theo cơ chế, cơ bàng quang giãn ra khi đầy nước tiểu và co thắt lại gây cảm giác muốn đi tiểu khi nước tiểu chứa đầy hơn một nửa bàng quang.

Nguyên nhân khiến nam thanh niên đi tiểu tiện quá nhiều dẫn đến rối loạn tiểu tiện là do rối loạn thần kinh, đái tháo đường, xơ hóa tủy, những bất thường như các khối u hoặc sỏi bàng quang. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống mất vệ sinh, thiếu khoa học như uống nhiều đồ uống lợi niệu bia, đồ có ga, đồ ăn nhiều mỡ, đồ ăn gây dị ứng...

Với trường hợp bệnh nhân tuyến trên, các bác sĩ đã bơm rửa, tăng dung tích bàng quang, kết hợp với thuốc hỗ trợ. Ngoài ra, bệnh nhân được hướng dẫn tập các bài cơ sàn chậu, tập nhịn tiểu, tập phản xạ co thắt.

"Sau 2 tuần kể từ khi vào viện, từ việc đi tiểu 15 phút/ lần, bệnh nhân dần tăng lên 30 phút, 45 phút, 1 tiếng, 2 tiếng và đến thời điểm hiện tại đã đi tiểu như người bình thường”, BS Liên nói.

Xuyên đêm cứu bé 2 tuổi ngã ao thoát khỏi tử thần

Nhờ sự nỗ lực của các bác sĩ Khoa Nhi BVĐK tỉnh Tuyên Quang bé K. đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần. (Ảnh: SK&ĐS)

Khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân Lý Tuấn K. (2 tuổi, trú tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên) trong tình trạng hôn mê, G 6-7 điểm, xuất tiết đờm nhiều, 2 phổi thông khí kém, tim nhịp nhanh, đồng tử giãn 3 mm, da lạnh… tiên lượng nặng.

Bố bé Lý Tuấn K. cho biết, khoảng 16h chiều ngày 14/12, gia đình không thấy bé K. quanh nhà nên đi tìm, kết quả phát hiện bé K đang nằm bất động nổi trên mặt nước ở ao gần nhà, gia đình vội vã vớt cháu bé lên và thực hiện một số biện pháp cấp cứu đuối nước như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực…

Khi thấy bé nôn ra được chút nước và cất được 1 tiếng khóc, gia đình vội vàng bế bé đi cấp cứu tại trạm y tế xã Phù Lưu, và được chuyển tuyển đến trung tâm Y tế huyện Hàm Yên và đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Ngay khi nhập viện, kíp trực cấp cứu đã khẩn trương dốc “toàn lực” cứu bé, nhanh chóng hút thông đường thở, hỗ trợ hô hấp (thở oxy), dùng các loại thuốc vận mạnh, kháng sinh, rửa dạ dày… đến khoảng hơn 3h sáng ngày 15/12, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, trẻ đã tỉnh, tự thở, tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Cụ ông suýt mất chân vì tắc động mạch chi

Ông Đ.V.T, 76 tuổi (ở Kim Mã, Hà Nội) có tiền sử bị giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm, đã từng điều trị suy giảm tĩnh mạch. Gần đây ông thấy cơn đau tăng lên nên đã lấy bàn tay bóp chân thật chặt để đỡ đau và có cảm giác ổn hơn nên ông cố chịu.

Tuy nhiên mỗi ngày chân ông càng đau hơn, sưng to dần lên. Ông Đ.T.V đến một phòng khám tư thăm khám và được cho uống thuốc nhưng không đỡ đau, chân phải ngày một nặng nề.

Ngày 4/12, ông T. vào bệnh viện Hữu Nghị thăm khám và được Bác sĩ chỉ định nhập viện. Ban đầu, ông được điều trị bảo tồn bằng thuốc chống đông và giảm đau, tuy nhiên kết quả không khả quan, cục huyết khối kéo dài từ động mạch đùi nông đến động mạch chày trước.

Kết quả chụp DSA cho thấy, bệnh nhân đã tắc hoàn toàn động mạch đùi, từ 1/3 giữa tới bắp chân, huyết khối rất dài. Các bác sĩ quyết định dùng phương pháp tái thông các động mạch bị tắc.

Tuy nhiên sau khi xem xét và hội chẩn với Khoa chấn thương chỉnh hình các bác sĩ đã quyết định dùng phương pháp phẫu thuật lấy cục máu đông chứ không dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông ra khỏi động mạch. Bởi lẽ nếu dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông sẽ làm cho huyết khối bong tróc, gây tắc mạch máu khác.

Ca phẫu thuật được BS. Trần Cửu Long Giang – Phụ trách Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình thực hiện. Sau 45 phút phẫu thuật đã lấy ra cục huyết khối dài tới hơn 20cm.

Hiện, chân bệnh nhân đã hết đau, có thể đi lại bình thường và ông được các bác sĩ tiếp tục điều trị bằng một số thuốc ngăn ngừa huyết khối tái phát.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật