Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 3/11/2018: Nỗi niềm người vợ 27 tuổi kết hôn với ông chồng 70 tuổi

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 3/11/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 3/11/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 3/11/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 3/11/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nỗi niềm người vợ 27 tuổi kết hôn với ông chồng 70 tuổi

Đám cưới của chị Nguyễn Thị Bích (SN 1983, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) và ông Ngô Thanh Học (SN 1940, ngụ cùng xã) năm 2010 gây xôn xao dư luận thời điểm đó. Cô gái 27 tuổi, có khuyết tật ở chân, nên duyên với người chồng khi đó đã 70 tuổi - sống nhờ tiền trợ cấp, lượm ve chai kiếm thêm, nhiều hơn cô gái đến 43 tuổi.

Sau 8 năm làm vợ chồng, chị Bích có với chồng 3 người con, 1 trai, 2 gái (trong đó có một cặp song sinh 1 trai - 1 gái).

Vợ chồng chị hiện sống trong căn nhà nhỏ được các nhà hảo tâm xây cho cách đây 4 năm. Căn nhà tuềnh toàng, bừa bộn, đồ đạc chẳng có gì đáng giá ngoài 2 chiếc xe đạp cũ kỹ.

Ông Học đã già, đau ốm liên miên, hầu như tháng nào ông cũng phải tới viện khám vài lần.

Chị thừa nhận hối hận vì lấy người hơn nhiều tuổi mà không lường hết được những khó khăn, nhưng chị khẳng định sẽ không rời xa ông trong thời gian tới.

Hình cưới của vợ chồng chị Bích. Ảnh: Gia đình & Xã hội

Trước đó, trong một phóng sự phát sóng năm 2017 trên VTC14 , người vợ này cũng bày tỏ nhiều nỗi niềm buồn phiền trong cuộc sống của mình. Chị bảo kinh tế hai vợ chồng chẳng có gì. Ông Học được hơn 1 triệu đồng tiền trợ cấp, con cái bệnh tật suốt, vợ chồng cãi nhau nhiều.

Chị Bích bảo, nhiều lúc chị sống vì con là chính, chẳng biết làm thế nào khi ông Học ngày một yếu đi, tiền ăn học của 2 đứa con lớn, còn chăm đứa nhỏ.

"Ban đầu em cũng cảm thấy thương, chứ còn yêu thì nói thật là không có tình yêu. Ai yêu người già như thế này? Nghĩ thôi thì lấy nhau, kiếm lấy một đứa con nuôi. Ở được thì ở, không ở được thì về nhà với mẹ. Bây giờ người già người ta một tính, mình một tính, nhiều lúc khó sống lắm.

Lúc ở nhà con cái khỏe mạnh thì vui, lúc con ốm, mẹ con bồng bế nhau đi viện thì khổ lắm. Chỉ có mấy mẹ con trông nhau thôi, chẳng có ai cả. Lúc đi đẻ có 2 mẹ con ở viện. Bố nó về mang cơm đến xong về. Ở viện mỗi mình em buồn lắm.

Lúc đến với nhau chẳng có ai đồng ý cả. Tại vì mọi người bảo mày tí tuổi đi lấy ông già như thế sau này mọi gánh vác đè hết lên vai. Mà rõ ràng như vậy thật, giờ chăm con, mọi việc trong nhà chỉ mình em thôi. Bố nó già rồi cũng chẳng đỡ được gì cho lắm.

Em thương vì thấy ông ấy 1 mình, ốm đau nằm trông thương lắm, em mới đến chứ yêu thì nói thật là không. Nếu lựa chọn lại em sẽ không lấy đâu!", chị Bích tâm sự.

Bố nướng mực cháy nhà khiến con tử vong

Theo thông tin ban đầu, tối 31/10, anh N.Q.T (sinh năm 1989, trú tổ 8, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) trong lúc nướng mực không may làm ngọn lửa bén vào lọ cồn gây cháy lớn.

Vì hốt hoảng, anh T. liền hất lọ cồn ra ngoài nhưng trúng phải vợ con đang ngồi bên cạnh khiến 4 người trong gia đình bỏng nặng, la hét kêu cứu.

Các nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện.

Nghe tiếng hét, hàng xóm liền chạy sang dập lửa, đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Dù đã được chuyển về Hà Nội cứu chữa tuy nhiên vết bỏng quá nặng nên bé N.Q.K (2 tuổi, con của anh T.) đã tử vong.

Cứu bệnh nhân bị đâm vỡ thận không cần phẫu thuật

Ngày 2/11, Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM cho biết vừa cứu sống ông Q. bị đâm xuyên vào vùng hông trái làm đứt một mạch máu thận. Các bác sĩ đã cấp cứu cầm máu mạch máu, can thiệp nội mạch không cần phẫu thuật.

Trước đó, ông Q. (57 tuổi) được tuyến dưới chuyển đến bệnh viện trong tình trạng bị thương ngoài da vùng hông trái, bệnh nhân kêu đau nhiều vùng hông trái, tiểu ra máu.

Kết quả xét nghiệm cho thấy hình ảnh vết thương xuyên từ vùng lưng, tụ dịch khí khoang sau phúc mạc, quanh thận trái, rách 1/3 giữa thận trái xuyên vào bể thận, có thoát mạch sau khi tiêm thuốc cản quang.

Với vết thương thận có tổn thương mạch máu cần phải phẫu thuật thám sát, xử trí vết thương, kiểm soát cuống thận, cắt lọc, cầm máu, khâu đài bể thận hay cắt thận, tùy vào mức độ tổn thương…

Hình chụp CT scanner: vết thương thận trái

Những trường hợp này, bệnh nhân sẽ có chỉ định phẫu thuật thám sát, khâu cầm máu. Tuy nhiên, khoang sau phúc mạc có nhiều tổ chức mô lỏng lẻo, khi chảy máu khoang này bị tẩm nhuận chứa đầy máu, việc phẫu thuật khâu thận cầm máu rất khó khăn và là thách thức đối với phẫu thuật viên, đôi khi đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Sau hội chẩn cấp cứu, bệnh nhân được các bác sĩ quyết định can thiệp nội mạch cấp cứu thay vì phẫu thuật thám sát tìm mạch máu thận bị đứt để khâu cầm máu.

Kết quả chụp DSA cho thấy hình ảnh thoát mạch thuốc cản quang và có giả phình mạch kích thước khoảng 5mm ở nhánh động mạch phân thùy sau trên. Êkíp can thiệp mạch quyết định can thiệp tắc mạch cầm máu cấp cứu bằng cách đặt 2 coils Barricade. Sau can thiệp, nước tiểu qua ống thông ra màu hồng nhạt, sinh hiệu bệnh nhân ổn định. Một ngày sau, bệnh nhân ổn định, nước tiểu vàng trong, sinh hiệu ổn, không biểu hiện mất máu và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Người đàn ông 52 tuổi liên tục khóc ra máu

Người đàn ông khóc ra máu là người Ý, 52 tuổi. Trước đó, ông không có bất cứ chấn thương nào ở mặt, không cảm thấy đau đớn, không hề chảy máu cam hay chảy máu nướu răng... Nhưng mỗi khi khóc, thay vì chảy nước mắt thì máu lại chảy 2 bên mắt của ông. Quá sợ hãi, ông vội vàng nhập viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, sau các xét nghiệm, bác sĩ nhận định rằng ông bị mắc căn bệnh có tên là “Haemolacria”. Đây là một tình trạng hiếm gặp khiến cho con người tạo ra nước mắt có chứa máu.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng phát hiện ra dưới mi mắt của bệnh nhân có các khối u lạ, không phải ung thư.

Căn bệnh kỳ lạ khiến người đàn ông 56 tuổi liên tục khóc ra máu. Ảnh: Dailymail

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến người đàn ông khóc ra máu có thể xuất phát từ những khối u dưới mí mắt.

Hiện tượng khóc ra máu là hiện tượng rất hiếm, chỉ thường được nhắc tới trong các tạp chí y khoa. Hiện tượng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó cũng có thể là kết quả của nhiễm trùng, các chấn thương, sưng, khối u hoặc một tác dụng phụ sau khi bạn chảy máu cam.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật